LỘT XÁC ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ - Trang 123

đầy rẫy những nhà đầu tư chuyên nghiệp chìm trong sợ hãi, bao gồm cả những
quản lý quỹ phòng hộ chưa từng bị giáng một cú mạnh thế này. Mỗi buổi sáng
đón xe buýt đi làm, tôi không còn cảm giác cần phải boa vài đô la cho tài xế. Tôi
bước qua cửa kính để vào đại sảnh tráng lệ và sang trọng của tòa nhà. Khi tôi mới
dọn vào tòa nhà chọc trời này, tôi cảm thấy như mình là ông hoàng của Wall
Street. Nhưng giờ, tôi cảm thấy như mình bước vào một nhà thương. Những
gương mặt xung quanh tôi đượm nét u sầu, mệt mỏi. Nghe như tôi đang cường
điệu hóa vấn đề, nhưng những biểu hiện trên gương mặt họ thật sự gợi cho tôi
nhớ đến gương mặt của những người bộ hành trên đường phố Manhattan trong sự
kiện 11 tháng Chín.

Khi tôi đến văn phòng ở tầng 25, tâm trạng ở đây cũng chẳng vui vẻ gì.

Trong những ngày tháng “đỏ máu” này, nhân viên của tôi im lặng và nghiêm
trọng hơn thường lệ. Không còn tiếng bông đùa vui vẻ. Chẳng ai buồn nói
chuyện. Vì chưa điều gì được đề cập cụ thể, họ rõ là lo lắng cho tiền lương của
mình, và tất thảy đều đang đánh bóng lại đơn xin việc. Trong quá khứ, tôi hầu
như là để ngỏ cửa phòng làm việc của mình. Giờ đầy, tôi đóng chặt cửa, chủ tâm
cố giữ thế giới bên ngoài ở thật xa để nỗi u sầu từ ngoại cảnh này không ảnh
hưởng đến suy nghĩ của mình.

Giờ đây nhìn lại thời khủng hoảng, tôi hài lòng vì mình đã giữ được cảm

xúc. Khi ấy, tôi đã có cốt lõi cảm xúc đủ mạnh để không bị cuốn phăng đi bởi
những áp lực ghê người. Một điều cũng giúp ích rất nhiều là tôi thực tâm tin
tưởng vào sức mạnh của sự chịu đựng trong đầu tư giá trị. Cách tiếp cận này có
hiệu quả với tôi đã được một thập niên, và tôi hoàn toàn không hề nghi ngờ rằng
nó có thể tiếp tục mang lại hiệu quả cho tôi nhiều năm sau nữa - miễn là tôi vẫn
đi đúng đường.

Tuy vậy, cũng chẳng dễ dàng để giữ thái độ bình tĩnh và tích cực. Một cách

để tôi đối diện với căng thẳng là áp dụng chiến lược tôi được học từ Tony
Robbins: nghiên cứu các người hùng của tôi, những người đã thành công vượt
qua nghịch cảnh, rồi tưởng tượng họ đang ở bên cạnh để tôi có thể mô phỏng thái
độ và hành vi của họ. Một nhân vật lịch sử mà tôi sử dụng theo cách này là vị
Hoàng đế La Mã, đồng thời là một triết gia theo chủ nghĩa khắc kỷ, Marcus
Aurelius. Về đêm, tôi đọc những trích đoạn từ tác phẩm kinh điển của ông, quyển
Suy ngẫm. Ông viết về sự cần thiết của việc đón nhận nghịch cảnh bằng lòng cảm
kích như một cơ hội để chứng minh lòng can đảm, ngoan cường và quật khởi của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.