Chính Gawande cũng thấy những điều chúng tôi làm rất thú vị. Ông ta đã
phỏng vấn Mohnish và tôi, và ông viết một vài trang về chúng tôi trong quyển
sách bán chạy của ông phát hành năm 2009 với nhan đề The Checklist Manifesto:
How to Get Things Right (Đã phát hành ở Việt Nam với tựa đề: Phút dừng lại của
người thông minh - Chú thích của người dịch). Trong số rất nhiều điều khác, ông
nhắc đến nhận thức của Mohnish rằng ông ấy đã “liên tục phạm sai lầm” đánh giá
thấp rủi ro của các công ty sử dụng đòn bẩy. Như tối gợi ý cho Gawande, một
phần vấn đề có thể nằm ở điều mà tôi mô tả là “bộ não của người nghiện”: viễn
cảnh kiếm được tiền đầy ma mị có thể kích thích cùng một cơ chế tưởng thưởng
trong não bộ giống hệt như khi phê thuốc, khiến bộ não lý trí lờ đi những chi tiết
tưởng như không liên quan nhưng thực chất lại rất liên quan. Không cần phải nói,
trạng thái tinh thần này không phải điều kiện tối quan trọng và hoàn hảo cho việc
thực hiện các phân tích đầu tư rủi ro lạnh lùng và vô cảm.
Vào tầm thời gian tôi dời đến Zurich, chúng tôi đã tổng hợp nên một “chiếc
nồi thạch sanh” chứa đầy những sai lầm đầu tư. Những sai lầm này bao gồm rất
nhiều lỗi Mohnish và tôi đã mắc phải trong thời gian tiền khủng hoảng tín dụng,
khi nhiều cổ phiếu của chúng tôi mất đến hơn 80% giá. Trong quá trình phân tích
“pháp y”, chúng tôi có thể khám phá ra mình đã đi sai ở đâu, và quan trọng hơn,
là thiết kế ra được một bản checklist có thể giúp chúng tôi không lặp lại những
sai lầm này.
Mohnish, người làm nhiều hơn trong chặng đường cam go này, cuối cùng đã
lập được một bản checklist gồm 6 nhóm lớn, bao gồm những yếu tố như đòn bẩy
và ban điều hành. Đó là một tài sản trí tuệ cá nhân vô giá. Bản checklist của tôi,
vay mượn không biết xấu hổ từ ông ấy, bao gồm khoảng 70 mục, nhưng vẫn đang
tiếp tục phát triển. Trước khi bật đèn xanh cho một vụ đầu tư nào, tôi lấy bản
checklist từ máy tính hoặc từ hộc hồ sơ gần bàn làm việc để xem tôi còn thiếu sót
điều gì không. Đôi khi, quy trình này chỉ tốn khoảng 15 phút, nhưng nó giúp tôi
loại bỏ hơn chục vụ đầu tư mà suýt tí nữa là tôi đã quyết định đổ tiền vào. Ví dụ
một trường hợp điển hình, tôi có thể đi đến kết luận, “Ok, cổ phiếu này trượt 4
cầu trong bản checklist”. Và thế là tôi sẽ không đầu tư vào đó. Nhưng cũng phải
nói, đây không phải một quy trình cơ khí rạch ròi trắng đen.
Do mắc chứng ADD, tôi khám phá ra rằng
;
não bộ có một cơ chế lướt qua
một số loại thông tin - ví dụ như những thông kém quan trọng như chìa khóa để ở