LỘT XÁC ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ - Trang 22

như đã nói, cạnh tranh rất khốc liệt, cả từ bên ngoài và lẫn bên trong công ty. Tôi
là lính mới toe. Mới với D. H. Blair, mới với ngành ngân hàng đầu tư và tài
chính, và mới với cả New York.

Tuy vậy, tôi quyết không bỏ cuộc. Bỏ cuộc là thừa nhận bản thân đã bại trận.

Bỏ cuộc là chịu xấu hổ khi các bạn cùng học biết rằng tôi đã phạm sai lầm. Và tệ
hơn nữa, làm vậy tôi sẽ bị mang danh là kẻ bỏ cuộc, và cái danh xấu này sẽ theo
tôi mãi. Lúc đó, điều thúc đẩy tôi nhiều nhất chính là cách người khác nhìn tôi,
hơn là cách tôi tự nhìn nhận mình. Nếu điều này được đảo ngược lại, tôi tin rằng
tôi đã không ở lại nơi ấy thêm bất kỳ một phút nào nữa; tôi có thể chấp nhận rằng
đơn giản là mình đã bị đuổi. Nhưng khát khao thành công đã làm tôi mờ mắt.

Mục tiêu duy nhất của tôi là làm được một thương vụ. Làm được như thế,

tôi có thể ghi nhận thắng lợi và rồi đường hoàng nghỉ việc. Nên tôi đã mỉm cười,
gọi điện, và đi đến mòn giày trong nhiều tháng ròng, lần theo mọi cơ hội mà tôi
có thể tìm được. Nhưng rốt cuộc tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Mặc cho ý chí kiên
định được nung nấu bằng testosterone mong mỏi thành công trong công việc đầu
tiên sau khi tốt nghiệp MBA của tôi, tôi vẫn thua kém thảm hại.

Vấn đề của tôi không phải là những thương vụ “thơm” bị các tên tuổi lớn

như Goldman Sachs và Morgan Stanley phỗng tay trên, mặc dù điều này có phần
là đúng. Bởi vì vẫn còn đó nhiều cơ hội khác. Nhưng để thành công trong việc
đem những mối đó đến với D. H. Blair đòi hỏi tôi phải làm những việc với số liệu
mà tôi chưa bao giờ từng làm.

Chuyên môn của D. H. Blair tập trung vào lĩnh vực quỹ và ngân hàng đầu tư

mạo hiểm. Đó là một trong những điều cuốn hút tôi đến với công ty: cơ hội đứng
ở tiền tuyến, bỏ vốn vào các công ty khởi nghiệp với những công nghệ mới có thể
thay đổi thế giới. À, và tôi đã từng đề cập chưa nhỉ, về việc tôi sẽ trở nên giàu có
khủng khiếp trong quá trình đó? Ngoài sự ngạo mạn và xấc xược, lòng tham của
tôi cũng có thể sánh kịp với số đông ở Wall Street. Tôi luôn đinh ninh rằng tôi
đang trên một chuyến tàu nhanh đi đến “cõi Niết bàn” (Nirvana).

Niết bàn là một khái niệm của Phật giáo về một trạng thái lý tưởng, nơi linh
hồn được giải phóng khỏi vòng luân hồi, sự chết và tái sinh. Niết bàn thường
được hiểu là cõi tồn tại có thể đạt được sau khi chết, nhưng Đức Phật Thích
Ca đã giác ngộ và đạt Niết bàn trong khi ngồi dưới cây bồ đề.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.