chỉ duyên dáng một cách đầy trí thức, mà còn có tầm quan trọng thực tiễn đến
không ngờ cho những ai muốn hiểu được chính sách nào dẫn đến một nền kinh tế
thành công. Nhưng cũng có những lý thuyết kinh tế, dù có hay cách mấy, cũng
không hữu dụng tí nào trong thực tiễn. Tôi không có khả năng phê bình chúng
một cách toàn diện, và môi trường học thuật cũng không tán dương nỗ lực lội
ngược dòng ấy. Nên tôi đã ngấu nghiến hấp thụ những lý thuyết ấy, không mảy
may thắc mắc gì về tính đúng đắn của chúng.
Ví dụ quan trọng nhất của các lý thuyết này chính là Thuyết thị trường hiệu
quả, một giả định mạnh mẽ và hữu dụng - trên lý thuyết - để hiểu cách vận hành
của thế giới. Thuyết này cho rằng giá niêm yết phản ánh trọn vẹn các thông tin
sẵn có cho các đối tượng tham gia thị trường. Điều này có một ẩn ý sâu sắc cho
các nhà đầu tư. Nếu lý thuyết này là đúng, sẽ chẳng có bất kỳ cuộc ngã giá nào
trên thị trường chứng khoán vì bất kỳ giá bất hợp lý nào đưa ra sẽ bị bác bỏ ngay.
Trong đời thực, điều này rõ là không đúng. Nhưng tôi phải mất một thập
niên để nhận ra điều hiển nhiên ấy. Nhiều phần của học phần kinh tế học quá khó
kiểm chứng đến nỗi tôi phần nào cho rằng những kiến thức ấy cũng có tầm quan
trọng tương xứng. Một phần của vấn đề nằm ở chỗ tôi đã mài giũa kỹ năng của
mình để tỏa sáng trong môi trường học thuật thông qua các bài luận, hơn là rèn
luyện tâm trí để giải quyết các vấn đề sẽ gặp trong thực tế. Các giảng viên của tôi
bỏ qua câu hỏi liệu lý thuyết thị trường hiệu quả có phản ánh thực tế hay không -
thế nên tôi cũng đinh ninh rằng mình có thể an toàn bỏ qua câu hỏi này.
Tôi đã bám vào giả định sai lầm này với sự chắc chắn không gì lay chuyển
được đến nỗi vào lần đầu gặp Warren Buffett lại HBS vài năm sau đó, tôi hoàn
toàn chả chẳng đếm xỉa gì đến ông. Dẫu sao thì, nếu thị trường hiệu quả, nỗ lực
tìm kiếm các cổ phiếu định giá thấp hơn thực tế chẳng phải là hoài công sao. Trên
con đường tìm kiếm thành công trong học thuật, tôi đã bó hẹp tư tưởng của mình
đến nỗi không thể nhìn nhận điều đang xảy ra ngay trước mắt mình khi ấy.
Lại một lần nữa, tôi là biểu hiện của một vấn đề mang tính phổ quát hơn.
Chính học viện mà chúng ta đã dựng nên để dạy ta cách suy nghĩ độc lập lại
thường là nơi đóng cửa tâm trí chúng ta lại theo những cách tiềm tàng khả năng
phá hoại. Charlie Munger đã bàn về vấn đề này trong bài phát biểu kinh điển của
ông ở trường Luật Harvard năm 1995 về “Twenty- Four Standards Causes of
Human Misjudgement” (Tạm dịch “Hai mươi bốn nguyên nhân điển hình dẫn
đến nhận định sai lầm”). Ông miêu tả B. F. Skinner gây ảnh hưởng cả một thế hệ