đơn thuần sao chép cấu trúc chi phí của quỹ đầu tư tiền thân của Berkshire. Ông
không tính phí quản lý hàng năm, nhưng lấy 1/4 của những khoản lợi nhuận lớn
hơn mức 6%. Đây là một cấu trúc vô cùng khác thường, nhưng nó có tính nhất
quán cao nhất mà tôi từng thấy giữa nhà đầu tư và các cổ đông. Cấu trúc này thực
sự đại diện cho nguyên tắc kiếm tiền cùng họ, không phải kiếm tiền từ họ. Nếu
quản lý không tốt, quản lý quỹ sẽ không kiếm được gì.
Tuy nhiên, khi bắt đầu quỹ Aquamarine, tôi lại ưu ái lựa chọn cấu trúc phí
quỹ phòng hộ tiêu chuẩn của New York. Có nghĩa tôi nhận 1% phí quản lý
thường niên (dù tôi có quản lý tiền bạc của cổ đông tệ đến thế nào), thêm một phí
thưởng 20% tính trên lợi nhuận.
Tại sao tôi lại làm thế? Để quỹ có thể đi vào hoạt động, tôi khó tránh bị bao
vây bởi luật sư, môi giới, và những cố vấn khác, mọi người đều muốn nói tôi biết
cuộc chơi này diễn ra như thế nào. Với họ, ý tưởng áp dụng cấu trúc phí không
chính quy năm 1950 của Buffett nghe có vẻ kinh khủng. Họ muốn bảo vệ tôi, giải
thích rằng tôi cần nắm lấy nguồn thu nhập ổn định đó; họ không thể chấp nhận ai
đó sống thuần túy dựa trên phí thưởng hoàn toàn không đoán trước được. Điều họ
không thấy là cấu trúc phí 1 và 20 đó khá là không đồng nhất quyền lợi của tôi và
của cổ đông. Tôi cho phép bản thân bị họ thuyết phục, nhưng lẽ ra tôi nên cứng
đầu hơn trong chuyện này. Tôi cũng muốn sao chép Buffett bằng cách cho phép
nhà đầu tư rút tiền một lần duy nhất năm. Điều này giúp quản lý quỹ đầu tư lâu
dài, vốn có lợi cho các nhà đầu tư. Nó cũng giúp ích cho họ về mặt tâm lý và họ
ít phải trăn trở về chuyện quỹ hoạt động ra sao và liệu có nên bán cổ phần để
thoái vốn hay không. Suy cho cùng, án binh bất động và kiên nhẫn chờ đợi hâu
như luôn là phương án khôn ngoan nhất của nhà đầu tư trong thị trường chứng
khoán. Với cùng lý do, tôi thấy tốt hơn hết là không kiểm tra việc lên xuống của
cổ phiếu mỗi ngày (hay thậm chí là mỗi tuần) vì làm thế chỉ khiến tập trung cho
dài hạn trở nên khó khăn hơn mà thôi.
Trong bất kỳ trường hợp nào, cố vấn của tôi nghĩ quy định rút tiền này thật
kỳ quặc. Họ khăng khăng rằng tôi phải cho phép nhà đầu tư thoái vốn, chỉ cần
thông báo trước 30 ngày. Vấn đề là, điều này đồng nghĩa với việc quản lý quỹ
suốt ngày phải lo lắng nhà đầu tư có thể rút hết tiền ra. Sau đó, khi thị trường sụp
đổ năm 2008, lỗ hổng cấu trúc này minh chứng là một tổn thương trầm trọng.
Không thể giữ vững lập trường, tôi ngưng phản đối và chấp nhận rằng đây là
những thói quen đã ăn sâu vào cộng đồng quỹ phòng hộ New York. Toàn bộ môi