LỘT XÁC ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ - Trang 67

trường tổ chức này khiến tôi khó mà chống lại. Thay vì những dự định tốt đẹp
của bản thân, tôi rơi vào cái bẫy chung: đi cùng đám đông luôn dễ hơn đi ngược
lại. Cách sắp xếp này cho tôi một cảm giác an tâm giả tạo khi biết rằng đây là
“tiêu chuẩn ngành”, mặc dù tôi lỡ cơ hội tạo nên một cấu trúc lý tưởng.

Chỉ sau này - khi gặp Mohnish Pabrai, và một lần nữa khi khủng hoảng tài

chính ập đến - tôi mới thấy giá như tôi đã sao chép y hệt mô hình của Buffett thì
mọi chuyện đã khác hơn như thế nào. Những thỏa hiệp sai lầm ấy không hẳn là
những sai lầm chết người. Nhưng khi nhìn lại sự nghiệp đầu tư của mình, thật đau
đớn khi thấy tôi đã cho phép mình xa rời khỏi kinh nghiệm được đúc rút qua thời
gian mà tôi đã tiếp thu từ xứ Omaha.

Tôi lẽ ra đã có thể làm đúng hoàn toàn, để ghi điểm tuyệt đối. Tôi vẫn đậu

với số điểm khá cao, nhưng sự khác biệt nhỏ ấy lại có ý nghĩa lớn trong đầu tư,
vốn là một cuộc truy đuổi lợi nhuận mà chỉ một sự thay đổi cấu trúc nhỏ thôi
cũng có thể cộng dồn để trở nên khác biệt to lớn sau nhiều năm. Tích lũy nhiều
năm là người bạn tốt nhất của nhà đầu tư, vậy tại sao ta lại ngăn đường cản lối
người bạn này? Có một ích lợi lớn lao của việc giữ cho những chi tiết tưởng
chừng như nhỏ nhặt ấy đúng ngay từ lúc khởi đầu.

Một phần của vấn đề là do quá dễ để bị hút vào những vòng xoáy lốc của

giới tài chính New York, với những giá trị giả dối và những cám dỗ của nó. Tôi
cảm thấy tâm trí mình ở Omaha, và tôi tin rằng mình có thể sử dụng sức mạnh lý
trí của bản thân để nâng bản thân lên khỏi môi trường xung quanh. Nhưng tôi đã
lầm: khi tôi từ từ nhận ra, sức mạnh của môi trường lớn hơn nhiều lần lý trí của
chúng ta.
Khá ít nhà đầu tư, nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp, thật sự thấu hiểu điều
tối quan trọng này. Những nhà đầu tư vĩ đại như Warren Buffett (người đã rời
New York và trở về Omaha) và Sir John Templeton (người đã yên vị ở Bahamas)
hiểu rõ ý tưởng này, ý tưởng mà tôi phải mất nhiều thời gian hơn để học được.

Sir John Templeton (1912-2008) bắt đầu sự nghiệp tại Phố Wall vào năm
1938, tạo ra nhiều quỹ đầu tư quốc tế lớn nhất và thành công nhất thế giới.
Ông đề cao chiến lược "mua thấp, bán cao", chọn quốc gia, ngành công
nghiệp và công ty ở mức giá thấp nhất, hay như ông gọi là "cực điểm của bi
quan". Khi chiến tranh nổ ra ở châu Âu vào năm 1939, ông vay tiền để mua
100 cổ phiếu ở khắp 104 công ty với giá bằng hoặc thấp hơn một đô la mỗi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.