Phùng thôi em nhé!
Định lại nhớ đến ông ký ngân khố, một ông ký khác chớ không phải ông
mắc dịch Paul Nguyễn Trần báo đời ấy đâu. Ông kia là người đứng đắn và
chàng được quen biết năm ngoái. Ông ta làm ngân khố tỉnh và đứng thâu
tiền phụ tay cho ông trưởng ty bận phát tiền và kiểm soát các việc khác.
Ông ấy đã tâm sự với chàng rằng thấy tiền nhiều như vậy mà ông ấy không
hề động lòng tham, không phải vì ông ấy lương thiện hoặc vì thấy là khó ăn
nhưng vì lẽ khác.
Tiền kho bạc không gợi ý hưởng thụ nên ta dửng dưng trước tiền ấy, nó
nhắc nhở với ta rằng đó là tiền do mồ hôi nước mắt của người dân góp lại
để đài thọ các chi tiêu về công ích.
Ở các hộp đêm, không ai thấy tiền đâu cả, nhưng vào đó rồi thì nó bắt nghe
mê tiền ghê lắm, bởi ta thèm hưởng thụ và ta biết rằng muốn hưởng thụ
phải có tiền.
Ta nghe mê các nàng bao nhiêu, mê nhạc, mê rượu bao nhiêu là mê tiền bấy
nhiêu, đừng nói gì mấy thằng không xu như chàng, mà cho đến những ông
triệu phú cũng cứ nghe mê tiền như thường khi vào đó. Hưởng thụ ở đó
không thắm gì cả đối với sự nghiệp của các ổng nhưng nó lại chọc các ổng
thèm hưởng thụ cách khác, nơi khác, còn tốn tiền nhiều hơn nữa, chẳng hạn
như thèm cưới một cô vợ bé Nhựt Bổn như ông Sokarno thèm đi Las Vegas
một chuyến cho biết thú ăn chơi ở đó vân vân...
Lan cũng thèm tiền ghê lắm khi nó đi ngang qua các hiệu may áo đầm, các
hiệu bazar lớn bán nước hoa thượng hảo hạng, đó là không kể đến những
trò vặt vạnh như xi nê, kem, quà bánh vân vân...
Nói tóm lại ở các đô thị, con người bị tiền bao vây quá mức, không coi tiền