Chồng mất mấy năm, có một ông, trước làm Trưởng ban Tuyên giáo, rồi
lên Phó chủ tịch huyện, chẳng hiểu vì sao bỏ vợ (hay vợ bỏ), nhăm nhe…
Xe ô tô đỗ ngoài ngõ như để ngầm giới thiệu địa vị của mình với làng xã.
Không hiểu sao bà An không thể trò chuyện được với con người này. Bà
còn nhớ, ông ta nói như đinh đóng cột: "Tôi là đảng viên, trong cấp uỷ
huyện. Em cũng là đảng viên. Nhất định chúng ta sẽ có một cuộc sống gia
đình hạnh phúc".
Bà An vừa đặt đồ cúng lên bàn thờ, thì vợ chồng Đại đánh xe về. Ông Tiết,
ông Sùng, mỗi người xách một túi quần áo và mũ sang. Ông Sùng mặc
quân phục còn mới, mũ kê pi gắn ngôi sao quân hiệu, ngực lấp lánh huân
chương. Mỗi người thắp một nén hương lên bàn thờ rồi mới vào mâm.
Cơm nếp đỗ xanh bà An thổi chẳng khác xôi đồ chõ. Một đĩa gà luộc, một
đĩa đường trắng. Hôm qua, khi điện về hẹn giờ đi, bà An bảo chuẩn bị cơm
nắm, thịt kho đi ăn đường. Đại giải thích, trên đường đi, cái ăn rất dễ, khỏi
phải cách rách. Anh dặn vợ bỏ mấy chai nước sôi để nguội, loại hai lít vào
trong ngăn đá. Từ Thanh Hoa về đá vẫn là đá, mới nóng chảy một ít xung
quanh. Đi đường trường, uống thứ nước nhà đun để lạnh thế này mới thích
Ông Sùng ngồi hàng ghế trước với Đại. Mẹ con Linh ngồi hàng ghế sau với
ông Tiết.
Câu chuyện về trống của ông bác vợ hôm nào vẫn làm Đại hứng thú.
Nhưng anh băn khoăn về cách thức làm ăn. Hỏi thêm ông Tiết, Đại biết, tuy
đã được chuyên môn hoá (nhà chuyên làm tang trống, nhà chuyên làm da,
nhà chuyên bưng trống. Còn da sống và gỗ thì người ta tự mang đến),
nhưng vẫn là những gia đình cá thể, riêng rẽ. Giả dụ, đặt cả trăm chiếc thì
ký hợp đồng với ai. Một người thôi chứ! Phải có người đại diện chung,