không lẽ ký với từng người một. Phải có một tổ chức, có tư cách pháp nhân
hẳn hoi. Chẳng nhẽ đến từng nhà thu mua à? Đại cũng có nghĩ đến Uỷ ban
xã. Nhưng anh gạt ngay ý định ấy. Không ai lạ gì mấy ông xã. Trì trệ lắm.
Trách nhiệm chẳng rõ ràng. Rồi đồng đổ cho tướng, tướng đổ cho đồng,
chả ai gánh chịu khi việc không thành. Ấy là chưa nói đến chuyện, thêm
một khâu trung gian là thêm một chi phí, thêm một sự chậm trễ, ách tắc,
thêm một sự phiền hà mất thì giờ. Không phải tất cả ý nghĩ ấy, Đại đều nói
ra với ông Tiết. Anh chỉ hỏi:
- Bác thấy có cách gì để các hộ làm trống hợp tác, liên kết với nhau trong
một tổ chức nào không? Gọi là doanh nghiệp cũng được, công ty cũng
được, mà trở lại mô hình hợp tác xã thủ công cùng hay. Làm ăn thời buổi
này phải danh chính ngôn thuận. Thậm chí phải đăng ký thương hiệu nữa
Ông Tiết thấy anh cháu rể, rõ là một người hiểu biết và có thiện ý thì bảo:
- Anh nói chí phải. Đề tôi nói chuyện với các bác ấy xem. Chắc phải thế
thôi. Sản phẩm nhà nào, mang kí hiệu nhà ấy. Chỉ nhãn hàng là chung thôi.
Nếu có phải trả lại cũng dễ xử.
- Cháu nhờ bác nói chuyện với các bác ấy giúp. Hợp đồng của cháu, chỉ là
đầu tiên thôi, muốn làm ăn lớn phải tổ chức lại sản xuất bác ạ.
Từ ngày phục viên, ông Sùng chưa có chuyến đi nào xa thế nào.Cái chân
héo chân tươi là chuyện để ông nại ra thôi. Thật ra là bí đồng ra đồng vào.
Với trăm nghìn với người thành phố, chẳng phải tính đếm, chứ với người
nông dân là một món to rồi. Một tí trợ cấp thương tật, chả bõ bèn gì. Hôm
nay đúng là nhà quê ra tỉnh ấy.
Thế làm sao người ta phải vẽ ra đường thế kia hả anh Đại? Cả mấy ngàn