hình chưa như bây giờ, nên câu hỏi ấy là xác đáng. Chị kia không trả lời
được, đành về.
Là người trưởng thành từ giáo viên, Phó hiệu trưởng, hiệu trưởng, phó
giám đốc, rồi Giám đốc, sự hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp, công tác
quản lý của bà là một kho đầy ắp mà các cán bộ ăn đồng, tay ngang không
thể nào so được.
Khi Trưởng ban Tổ chức Thành uỷ trao đổi với bà về việc đề bạt một loạt
cán bộ nữ của ngành giáo dục làm phó chủ tịch phụ trách văn xã quận,
huyện (lúc này bà đã là Phó chủ tịch phụ trách khối văn xã Thành phố) bà
cho rằng, cần trở lại ý kiến Bác Hồ, chỉ nên căn cứ vào hai tiêu chuẩn là tài
và đức, ai đủ trình độ chuyên môn thì đề bạt người ấy. Chính sách cán bộ,
mỗi giai đoạn lại đưa ra một tiêu chuẩn mới, lại coi nhẹ tiêu chuẩn chuyên
môn, thì làm sao làm việc được. Cán bộ của tôi, tôi biết chứ…
Thật ra, người ta hỏi ý kiến bà là hỏi lấy lệ, hỏi cho… vui thôi. Còn ở
Thành phố này, rất nhiều việc tổ chức nhân sự người ta cứ làm theo con
đường…nào ấy, không ai giải thích được, trừ các bố tổ chức. Thế là đùng
một cái, một loạt các bà nhà ta, lên làm phó chủ tịch. Có bà làm tốt, có bà
làm được có bà làm chả ra sao. Bù lại, được cái… dẻo mỏ. Thiên hạ được
mẻ cười. Họ cười việc ấy đã đành. Họ còn cười các vị tổ chức sao khéo bày
đặt thế: trong bảy vị nữ ấy, có tới năm vị, ở năm quận nội thành nên đều bắt
đầu bằng con chữ L! Lập tức Thanh Hoa có một bài thơ, trường phải Bút
Tre, râm ran khắp các cuộc họp ngành.
Bà Trân chi xưng tên và công việc phụ trách. Tổng Bí thư gật gật liền mấy
cái, tỏ vẻ hài lòng. Ông hỏi tiếp mọi người:
- Chắc trong bụng, các đồng chí trả lời, rằng không có tiêu cực gì đâu, nếu