thoại lên, nói với các đồng chí bên chính quyền một câu, là việc gì cùng
xong. Chỉ có điều, người đi xin mà tố cáo ra thì bản thân họ cũng bị pháp
luật xử lý, mà còn mang tiếng là tráo trở, lật lọng. Ngoắt ngoéo chính là
chỗ này. Vì họ chưa tố cáo ra, nên các quan chức nhà ta còn chưa bị phát
giác. Tôi…tôi có đọc trên tạp chí Cộng sản một câu chuyện tiếu lâm hiện
đại về "các đồng chí bị lộ và chưa bị lộ". Chắc các đồng chí biết cả. Cái dở
của toà án chúng ta trong trường hợp này là trọng chứng hơn trọng cung.
Không ai nhận quà biếu mà lại ký nhận. Nếu muốn bảo vệ ai đó, cơ quan
điều tra hoặc toà án chỉ cần đưa ra kết luận: không có căn cứ để buộc tội đã
nhận hối lộ. Thế là xong. Tôi không loại trừ chính các cơ quan này cũng có
những con sâu, thậm chí sâu róm, được hối lộ nên ỉm đi nhiều vụ, làm nhẹ
đi nhiều vụ.
- Tôi nghĩ cả các cơ quan Đảng cũng cần được xốc lại. Bởi tôi chưa thấy vụ
sai phạm hay tiêu cực, tham nhũng nào do bên Kiểm tra Trung ương và
kiểm tra các cấp của hệ thống Đảng và hệ thống chính quyền phát hiện ra.
Và…- ông lưỡng lự một chút - Tôi thấy cả bên Quân đội, nhất là các đơn vị
làm kinh tế, bên Công an, bên Kiểm sát, nghĩa là các cơ quan bảo vệ pháp
luật cũng cần xốc lại đội ngũ. Thì chính một cán bộ quân đội mà tôi có
quen biết đã hối lộ tôi chứ đâu… Chúng ta phải chấn chỉnh lại toàn bộ hệ
thống thể chế của ta. Đặc biệt là phải có cách gì đó giám sát, kiểm tra chặt
chê, sát sao, nghiêm ngặt.
Không một ai dám nhìn thẳng Tổng Bí thư, trừ bà Trân.
- Tôi chợt nảy ra ý nghĩ này - ông quay về phía ông Tiến - đồng chí nhớ
nhắc tôi, ta thử làm một cuộc điều tra xã hội học, để xem nhân dân nói thế
nào về sự trong sạch của bộ máy hành chính chúng ta, kể cả bộ máy các
đoàn thể, bộ máy Đáng. Để họ đánh giá xem ngành nào có nhiều tham
nhũng nhất…Ghi tên cũng được, không ghi tên cũng được. Họ sẽ nói thẳng
ra cho mà xem. Chắc chắn là như thế. Tôi đánh cuộc với các đồng chí đấy.