Năm tiêu chuẩn đảng viên cũng là một hệ tiêu chí. Lại có nhiều tiêu chí
khác để đánh giá một người là tốt hay không tốt, tử tế hay không tử tế.
Để biết một người có thực tài không, ta có thể, chẳng hạn qua bỏ phiếu tín
nhiệm, thậm chí phiếu bầu hay một cuộc thi để xem năng lực thực sự người
ấy thế nào. Một cuộc thi như thế, trước một ban giám khảo gồm các nhà
khoa học, các nhà quán lý cấp trên hoặc đồng cấp, có sự tham gia của đại
diện cơ sở, lại được tổ chức công khai như khi bảo vệ luận án khoa học,
làm sao lại không thể đánh giá được tài năng thực sự một người…
Báo cáo các đồng chí, Quận ta sẽ lập một trang Web. Chúng ta sẽ công khai
dự kiến đề bạt cán bộ để mọi người biết. Nếu có đơn từ tố cáo những vấn
đề về đạo đức, ví dụ gian dối bằng cấp, tuổi tác v.v… mà sau khi xác minh
thấy đúng, thì đấy là cơ sở tin cậy cho chúng ta xem xét. Các đồng chí biết
ở ta, có những người được đề bạt lên những chức vụ cao mới biết không
phải là đảng viên là gì. Đã có những cán bộ chủ chốt của quận, huyện, sở,
tỉnh bị tước bằng đại học vì thật ra bằng phô thông là bằng giả đó thôi.
Kiên nói theo mạch suy nghĩ của mình. Mạch suy nghĩ ấy bắt nguồn từ bao
giờ, có thể trong sâu xa ý thức công việc, được hình thành từ những ngày
đầu sang làm Bí thư Quận uỷ.
Nếu không kinh qua công tác chuyên môn, công tác chính quyền, nếu cũng
chỉ làm công tác Đảng chuyên nghiệp từ đầu như Lưu, chắc gì anh đã có
cách suy nghĩ này?
Cũng dễ hiểu, vì sao Lưu băn khoăn về việc sắp xếp cán bộ sắp tới. Ông
không có chuyên môn gì. Động viên, cổ vũ theo đường lối, chủ trương,
chính sách, thì được. Theo kiểu công tác dân vận cũng được. Theo kiểu