LỬA ĐẮNG - Trang 401

chân đế khổng lồ, nhờ thế cây đứng vững trước sóng biển dữ dội. Nhờ thế
nó mới giữ được đất, không cho sóng cuốn đi. Bùn non từ các cửa sông đổ
về, được biển bồi lắng, ngày càng đây thêm, chắc lại, thành những vùng đất
màu mỡ. Chính nhờ những cánh rừng này mà mỗi năm đất nước thêm hàng
ngàn mét vuông lấn mãi ra biển.

Cũng là cây ngập mặn, rễ đước thì hướng địa, nhưng rễ cây ban (bần chua,
ban đắng), rễ cây mắm (mắm trắng, mắm đen), lại hướng thiên mới kỳ. Nó
cứ ăn ngầm dưới lòng đất, đội bùn, đội nước, mọc lên, lô nhô đủ thứ hình
dáng kì lạ như những ông bụt mọc. Còn cây cóc (cóc vàng, cóc đỏ), cây giá
thì rễ lại hướng hoành, nghĩa là mọc ngang. Dừa nước thì mọc ngầm dưới
nước, lá chĩa thẳng lên trời, tua tủa như rừng gươm giáo…

Đoàn khách dừng lại, ai cũng chăm chú nhìn mặt hồ rộng. Những con cá
sầu lừ lừ như chiếc tầu ngầm, chi hở đôi mắt thao láo và hai hàng gai nhọn
trên lưng. Từ hai góc hồ, hai con lừ lừ tiến lại. Hai chiếc tầu ngầm sắp đối
đầu đây. Khán giả sắp được chứng kiến một trận chiến sống còn. Máu sẽ
loang đỏ nước. Còn cách nhau chừng nửa mét, như chợt nhận ra đối thủ,
con sấu xám to gần gấp rưỡi con kia, vội đánh đuôi, ngoắt đầu biến mất.
Con kia, chính là cá sấu hoa cà rừng Sát, nối tiếng hung dữ. Giờ còn sót lại
không nhiều.

Tò mò, Sán hỏi Khang:

- Thế loại cá sấu to đen ở đâu ra?

- Đấy là giống sấu Cuba nhập nội chú ạ.

- Nghe nói, cá sấu hoa cà rừng Sát ăn thịt người ghê lắm phải không?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.