quà thế nào. Trừ một lần, đến chơi nhà Phụng vào chủ nhật. Cô ra cửa mua
quà sáng.
Không biết món gì, gói bằng mảnh lá sen lộ mặt âm ra ngoài. Bà hàng xôi
rút sợi rơm nếp vàng định buộc xoắn lại. Phụng bảo không cần, chị đặt cả
gói vào bát, mang chiếc thìa nhỏ ra, mời Hoè. Hỏi món gì thì bảo: xôi lúa.
Bụng bảo dạ, hạt lúa, hạt thóc thì phải xay già mới đồ xôi được chứ. Đến
lúc cầm bát lên ăn mới biết là xôi ngô.
Cái vị dẻo thơm của xôi nếp, của ngô nếp, cái vị bùi béo của đỗ xanh đãi
hết vỏ thổi chín, giã nhỏ, nắm thành nắm theo nhát thái tơi ra, phủ lên trên.
Nhát thái bên trên vẫn còn nguyên hình lát mỏng. Trên cùng là hành củ phi
ròn, nhếnh nháng mỡ nước. Mãi sau này ông Hoè vẫn nhớ, vị xôi xéo
vương mùi lá sen thuở ấy. Cho đến tận bây giờ, cũng không ai giải thích
được cho ông thắc mắc lúc cầm bát xôi ngày ấy lên ăn, sao xôi ngô, người
Thanh Hoa lại gọi là xôi lúa? Còn bây giờ các nhà báo, nhà đài chỉ biết gọi
hạt lúa, mà không biết gọi là hạt thóc, mặc dù nó đã gặt về, phơi khô quạt
sạch?
Trong ký ức Hoè vẫn còn những tiếng rao đêm, ngày ấy. Tiếng rao lánh lót,
non nớt của tre con: "Ai lúa rang, lạc rang, hạt dẻ ra!". "lúa rang" tức là
"ngô rang" đấy. Tiếng rao của đàn ông: "chế…mà…phù!" Tiếng gô: "xực
tắc!" Tiếng rao: "Lục…tào…xá!". Tiếng rao của con gái: "Bánh khúc
nóng… nào!"…Lại còn tiếng gọi tẩm quất rong, mà tiếng "tẩm" thì nhỏ
chìm, tiếng "quất" cao vống lên, đến tiếng "đây" lại hẫng đi như hụt hơi…
Những tiếng rao đêm của một thời khốn khó ấy, mỗi thứ rao một kiểu.
Không tiếng nào giống tiếng nào. Nhưng đều giống nhau ở cái tha thiết,
chèo kéo, mời mọc. Bây giờ, mức sống cao hơn nhiều.Nhưng ở những
làng, xã mới lên phố phường, những tiếng rao đêm, rao ngày vẫn còn, thêm