cách này hay cách khác, thành phố đã xin được công nhận là khu phố cổ.
So với phố cố Hội An thì xấu hồ vô cùng. Được công nhận là phố cổ, người
ta có sáng kiến chọn phố này và mấy phố lân cận làm phố đi bộ vào hai
ngày nghỉ cuối tuần. Còn hằng ngày, người đi bộ đông, người ta lại có sáng
kiến đưa ra một quy định tuyệt chiêu: lòng đường biến thành nơi dựng một
hàng xe máy, lấy vỉa hè cho người đi bộ.
Chợt, ông Hoè dừng lại trước một quầy hàng. Bố con Đại và Chương dừng
theo. Cũng như các phố buôn bán khác, nhà phố này là nhà ống. Nhiều nhà,
mặt tiền chỉ được hai nháng chân trẻ con. Nhà trong cùng, phải đi qua vài
ba nhà mới ra tới mặt phố. Lối đi chung hẹp đến nỗi, không thể dắt xe đạp,
xe máy được. Phải ngồi trên xe dùng chân đẩy. Người ra phải đợi cho
người vào, nhấc xe vào nhà mình mới ra được. Vậy mà, ngay trước lối đi
bằng lỗ mũi ấy, lại có một tú hàng nho nhỏ chặn đứng thì đi lại thế nào?
Mấy người giả vờ xem hàng để quan sát. Có người trong ngõ đi ra. Lập tức
cái tủ hàng tránh ra, lấy lối cho người ra. Thì ra, người ta chôn hai chiếc
bản lề goòng vào góc tường. Chiếc tủ được lắp vào bán lề ấy. Hễ có người
ra vào, chủ nhân chỉ việc đẩy nhẹ, chiếc tủ, giồng như cánh cổng sẽ mở ra
phía ngoài, xong lại đưa về vị trí cũ. Phải chịu cái sáng kiến có một không
hai này.
Lúc đã ngồi trên xe, Đại nói với bố:
- Đi lên công nghiệp, tiên tiến, hiện đại thì không thể tồn tại cái lối lấy hè
đường làm thị trường thế này phải không bố. Theo tiêu chuẩn quốc tế, tỉ lệ
diện tích giao thông động so với diện tích đất ở phải là 20%, cho giao thông
tình phải từ 4-6%. Thế mà ở Thanh Hoa đường sá chưa được 10%, còn bến
đỗ thì mới được già 0,5% thôi bố ạ.
Ông Hoè góp ý kiến: