nhiều thứ khác nữa. Bây giờ vẫn có những người nghèo, bên những người
rất giàu. Khác chăng là nhiều tiếng rao được kích to bằng loa điện, hoặc ghi
âm sẵn.
Ông Hoè, cả đời chưa bao giờ đi chợ. Thời trẻ, trong quân ngũ đã có tiếp
phẩm. Lấy cô thôn nữ Mận, mỗi lần tạt về vợ bắt con gà làm cơm là quá đủ
cho một bữa cơm sang đón chồng. Đến lúc chuyển ngành, lấy bà Phụng,
cũng chỉ biết đi phổ biến nghị quyết, phó mặc một tay vợ trông nom nhà
cửa, con cái. Đến bây giờ cuối đời, cố vấn cho Đại, mới lần đầu đi xem
chợ.
Thanh Hoa đã có hai siêu thị lớn, rộng bằng cả sân đá bóng, với trăm ngàn
vạn ức hàng hoá, bày biện đẹp như triển lãm. Mùa hè chen chúc nhau vẫn
mát rười rượi, mà hoàn toàn không có mùi…chợ. Nhưng thành phố vẫn còn
những cái chợ, vừa bước vào mùi chợ đã xộc lên tận óc, nhất là khu hàng
tươi sống. Ghê cả người. Vẫn còn cảnh buôn gánh bán bưng, buôn thúng
bán mẹt, chật kín vỉa hè, tận xuống lòng đường. Người đi làm về, ngồi trên
xe máy, vẫn mua được mớ rau, con cá, mớ ốc vặn, vừa cào dưới hồ lên, đến
cả mở đòng đòng cân cấn, của cô gái đánh dậm ngoại thành cho con mèo ở
nhà đợi chủ.
Thanh Hoa cũng giống Hà nội, giống các đô thị cả nước, người ta vẫn bám
vào mặt đường, mặt phố để sống. Nhà mặt phố, bố làm to; nhà mặt tiền, ra
tiền mặt. Bốn người đi thành hàng dọc trên vỉa hè chật chội. Bởi hàng hoá
bây từ trong nhà ra đến tận bậu cửa, và thế nào cũng chờm ra hè. Phố nào
nghiêm còn đỡ. Không thì vỉa hè thành sở hữu tư nhân. Người đi bộ phải đi
quành xuống lòng đường.
Nhà nào chả có xe máy, nhiều nhà mỗi người một cái. Con phố nhóm ông
Hoè đang đi được gọi là phố cổ đấy. Tuy chỉ còn mấy cái nhà cổ. Bằng