bên trên đắp đất bây giờ cỏ đã mọc.
Tôi buộc ngựa vào một cây trăn mảnh dẻ như cái roi và đi vào đường
hầm ngầm thứ nhất. Nhưng thấy ngay là đường hầm ngầm này đầy những
nước. Chúng tôi lấy gậy đo độ sâu thì thấy rằng mực nước ở đó phải đến
hơn một mét, nếu đi tiếp có khi còn sâu hơn. Muốn vào được đường hầm
ngầm, có khi chúng tôi phải dùng thuyền.
Giá mà chúng tôi còn ít tuổi hơn chút nữa thì có lẽ chúng tôi sẽ đóng bè,
ngồi lên đó đi vào khoảng sâu thăm thẳm của đường hầm ngầm với bó đuốc
trong tay và trái tim đầy hồi hộp. Nhưng bây giờ biện pháp đầy tính chất
tiểu thuyết đó đối với chúng tôi có lẽ quá ư trẻ con.
- Ở đây có khi những người nhảy dù có thể ẩn náu tốt đấy, - tôi nhận xét.
- Không có ai ở gần đây và nước ngập có thể ngăn ngừa kẻ tò mò.
Thời gian gần đây chúng tôi quan tâm nhiều đến vấn đề những người
nhảy dù. Thỉnh thoảng ban đêm có thoáng nghe tiếng ì ầm của máy bay.
Âm thanh hoàn toàn khác với tiếng rú quen thuộc của các máy bay “méc-
xe-smít” và “i-un-ke”, còn đôi tai đã từng được nghe nhiều có thể xác định
thật rõ ràng: tiếng ì ầm vang từ một độ cao rất lớn xuống. Người ta đồn
rằng có lần vào một đem đầy mây có người nom thấy một chiếc dù phía
trên một cánh rừng nào đó. Dù sao thì cũng không có ai biết chắc chắn một
chút gì về hoạt động của những người nhảy dù ở vùng tôi.
- Đường hầm ngầm chỉ có một lối vào. Cứ y như là chúng được tạo ra
cốt để chăng bẫy ấy, - Ô-lép nói. - Những người lính dù của chúng ta chả ai
ngốc mà xuống đây.
Ô-lép nói đúng. Nhất định những người lính dù phải tìm cho mình chỗ
ẩn nấu tốt hơn. Mà ở thành phố và nông thôn đều có những người che giấu
họ.
Chúng tôi đi sang đường ngầm thứ hai. Ở đây không có một tí nước nào
và chúng tôi không hề sợ hãi, lần mãi xuống dưới sâu.
Hơi lạnh và ẩm ướt phả vào chúng tôi. Chúng tôi phải dừng lại một chút
ở gần lối vào để cặp mắt quen dần với bóng tối. Cho đến bây giờ chúng tôi