Như thế thì thật hay. Sự có mặt của người khác trong công việc quan
trọng: thảo một bức thư phòng ngừa là rất không tiện.
Chúng tôi ngồi vào bàn và bắt đầu suy tính.
Ô-lép nói:
- Bức thư báo trước cần phải ngắn và đi đúng trọng tâm. Lắm chữ thì rối
nghĩa. Chúng ta phải nghĩ sao cho chỉ một câu thôi, nhưng có tác động
mạnh.
Trong nửa giờ chúng tôi viết khoảng gần hai chục kiểu thư bào trước.
Một số kiểu như sau:
“Đừng tin tên Giu-đa - Vê-li-ran-đơ!”
“Giọng lưỡi Vê-li-ran-đơ ngọt ngào, nhưng trong lòng lão là thuốc độc
Đức!”
“Đằng sau cái mặt nạ hiền lành của Vê-li-ran-đơ là bộ mặt của con thú
khát máu!”
“Vê-li-ran-đơ - tên chó săn Đức!”
“Vê-li-ran-đơ hoạt động dưới bóng cái thập ngoặc!”
“Hãy dè chừng tên Vê-li-ran-đơ khéo nói, tên của lão là anh em sinh đôi
với chết chóc!”
Nhưng ngay sau đấy chúng tôi nhận thấy là hơi quá bốc. Một bức thư
báo trước tuy chỉ cần ngắn thôi, nhưng phải đi vào đề. Và chúng tôi quyết
định chỉ viết thế này:
“Vê-li-ran-đơ - tên khiêu khích!”
Bây giờ đến lượt phải nghĩ xem viết bức thư bằng cách nào. Những hiểu
biết mà chúng tôi thu lượm được ở trong cuốn “Nét chữ và tính cách” của
Ph.Vi-tơ-lích vẫn chưa bay khỏi đầu óc chúng tôi. Nếu như cần thiết phải
giữ bí mật, thì dù thế nào cũng không được viết theo cách thông thường,
biết đâu bất ngờ bức thư của chúng tôi rơi vào chính tay lão Vê-li-ran-đơ
thì sao?
Ô-lép bàn: