LUẬN ĐỀ VỀ CUNG OÁN NGÂM KHÚC - Trang 25

Phòng khi động đến cửu trùng,

Giữ sao cho được má hồng như xưa.

Nhưng thực ra nhựa sống ông như đã gần cạn rồi !

3) Kết luận : Sau khi đã nhận định tỉ mỉ về Nguyễn Gia Thiều như

trên, chúng ta biết rằng : « Giữa Cung Oán Ngâm Khúc với tác giả cùng
những việc xẩy ra trong nước lúc bấy giờ, có một sự liên quan chặt chẽ ».
Tác phẩm là một bức họa linh động phác lại những nét thời đại đặc biệt ông
đã trải qua. Tuy nhiên, nghệ thuật « Cung Oán » khá gói ghém : ý tưởng
không hẳn phơi bầy trực tiếp ; nó đã nói nhiều với ta nhưng là những lời nói
« thầm thì » rung giọng. Tâm sự Nguyễn Gia Thiều lâm ly và khúc mắc.
Ông có nhiều lớp sóng tranh đấu trong nội tâm. Nó chứa đựng nhiều trạng
thái tâm lý mâu thuẫn nhau : a) Tâm lý tự tôn của quý tộc xung đột với sự
tiếp nhận ân huệ người trên cấp dưỡng.
b) Sở cầu muốn đắc dụng tranh
chấp với nhân sinh quan « tránh đời ».
Vì sắc thái thời đại, khi không giải
quyết được các vụ đòi hỏi tinh thần như thế, thì triết lý duy hận nổi dậy. Và
cũng vì vậy ảnh hưởng Phật giáo mới xâm chiếm ít nhiều được tâm hồn ông.
Bóng đen yếm thế tuy mỏng nhẹ nhưng nhiều lần đã dâng lên xóa nhòa được
hình hài ông, hòa ông vào với cái « không không, có có » mỗi khi nghị lực
và kiên nhẫn Nguyễn Gia Thiều tan vỡ !

C. ĐỀ TÀI ĐỀ NGHỊ

1) Tìm trong « Cung Oán Ngâm Khúc » để minh chứng triết lý « hiếu

nhàn » của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều.

2) Hãy so sánh « Cung Oán Ngâm Khúc » với « Bần Nữ Thán ». Hoàn

cảnh xã hội và trạng thái tâm lý của hai người đàn bà ấy khác nhau như thế
nào ?

3) Giải thích, chứng minh, và bình luận về nhận xét này : « Cung Oán

Ngâm khúc » có mang tinh thần chống đối lại cái chủ trương vụ khoái vị kỷ,
chính sách tôn thờ vật dục không ? »

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.