nhân vật. Đã phủ nhận nguyên tắc : « ngoại vật có dự phần chi phối tâm
tưởng con người ». Có những đoạn mang ý cũ và rỗng. Những đoạn quá dễ
dãi, cấu tạo vội vã. Những chữ đã mòn vẹt vì đã có nhiều người dùng : sáo
ngữ, tiểu xảo.
b) Mầu sắc vương giả và sự mượn ý dùng điển :
- Ưu điểm trong từng đoạn : Sự trang nhã, ý bóng bẩy đã « thi vị hóa »
được những sự việc vốn sẵn có tính chất sống sượng. Tình tứ, tế nhị mà vẫn
kín đáo, thanh thú. Chữ và câu đặt chỉnh đốn, trang trọng thích hợp với nhân
vật.
- Nhược điểm trong từng đoạn : Đã dùng ý người xưa một cách thụ
động, không có sức sáng tạo. Dụng tâm dùng quá nhiều điển cố nên tác
phẩm kém phổ cập, tối nghĩa.
c) Lý tính thiên về giáo huấn :
- Ưu điểm (không có).
- Nhược điểm trong từng đoạn : Bỏ nhiệm vụ nghệ sĩ, giữ nhầm nhiệm
vụ nhà luân lý học. Lý trí điều khiển quá ngăn nắp, tỉnh táo, nên đã giết chết
tình cảm, câu thơ khô xác đi có tính chất « sư phạm ». Suy tôn lý tính : ép
thiên nhiên nô lệ óc lập luận suy xét.
3) Kết luận : « Cung Oán Ngâm Khúc » có 3 đặc tính và những ưu
nhược điểm như đã kể trên. Cả 3 yếu tố ấy mầu sắc đều đậm đà như nhau,
nhưng tính chất đa sầu tác động mạnh hơn, có được tác dụng khả quan hơn.
Phần hay, phần dở đi sát nhau. Phần hay đã thắng hẳn phần dở. Tác phẩm có
được bản sắc rực rỡ, độc đáo. Người hưởng thụ chẳng những chỉ cảm phục
mà còn trìu mến tác phẩm nữa.
B. BÀI LÀM
1) Mở bài : Cung oán ngâm khúc là một thi phẩm đi sát với nhan đề
của tác giả đặt ra nên toàn thể sáng tác giữ một tính chất thuần điệu. Trong
những tác phẩm hoặc bài sáng tác khác vì có động tác, sự việc, hoặc đề tài,