LUẬN ĐỀ VỀ CUNG OÁN NGÂM KHÚC - Trang 28

rải rác phức tạp nên đặc tính dễ nhoi lên ở các cạnh góc ấy. Trong đây vì chỉ
có một nhân vật vô danh, tác phẩm lại « nhất khí », hơi thơ « dìu nhau »,
quẩn với nhau khăng khít nên chúng ta cần phải thận trọng ; có chịu theo tác
phẩm hàng đoạn dài nhẩy cách để tìm đặc tính thì chúng ta mới đạt được ý
muốn. Để có một nhận định xác thực, ta phân luận đề bao gồm này ra làm
hai phần : a) Nêu đặc tính nghệ thuật. b) Phân tích ưu điểm và nhược điểm
trong những đặc tính ấy. Về mục thứ hai này, ta sẽ xếp đặt hòa trộn ưu và
nhược đi ngang với nhau trong một phần. Đó là phần chính của bài, vì nó
gói ghém được cả hai then máy của vấn đề. Và muốn làm sáng tỏ vấn đề,
chúng ta không thể bỏ quên sự dẫn chứng bằng những mẩu thơ.

2) Thân bài :

PHẦN I. – CÁC ĐẶC TÍNH : « Cung Oán Ngâm Khúc » diễn ra

trước mắt chúng ta những đặc tính nghệ thuật này : a) Tính chất đa sầu
trong nghệ thuật tả tình
. b) Mầu sắc vương giả, và sự mượn ý dùng điển. c)
Nặng phần lý tính, thiên về giáo huấn.

PHẦN II. – PHÂN TÍCH ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM :

a) Tính chất đa sầu trong nghệ thuật tả tình của tác giả, có những

ưu điểm và nhược điểm gì ?

- Ưu điểm : Nguyễn Gia Thiều muốn nói đến ước mong của người

cung phi, ông đã áp dụng một phương pháp nghệ thuật khách quan. Chúng
ta hãy nghe đoạn này :

Khi trận gió lung lay cành bích.

Nghe rì rầm tiếng mách ngoài xa.

Mơ hồ nghĩ tiếng xe ra ;

32

Đốt phong hương hả, mà hơ áo tàn.

Ở đây nghệ thuật đã tới độ cao : tình cảm không ồn ào bộc lộ như nhiều

đoạn khác. Nỗi buồn đó nhè nhẹ như gió, len lén đến thấm vào lòng người
đọc. Những chữ mơ hồ, phong hương hả, hơ áo tàn có những âm thanh thầm
thì thoảng nhẹ, vương vất trong không gian như một nỗi buồn dài dằng dặc,
một tiếng thở dài xa vắng… Những câu ấy gợi cho ta hình dung thấy một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.