cảnh chua xót của người đàn bà mảnh dẻ, mặt hoen ngấn nước, thảng thốt
như trong một giấc mơ, đang thờ thẫn nhìn bụi trắng tả tơi bay trước phong
hương và mảnh áo bạc mầu. Nhưng rồi niềm hy vọng ấy đã phai đi như ánh
mặt trời chìm lặn sau mỗi buổi chiều :
Hoàng hôn | thôi lại hôn hoàng,
Nguyệt hoa | thôi lại thêm buồn nguyệt hoa,
Hoặc nghẹn ngào như :
Càng đàn | càng địch | càng mê,
Càng gay gắt điệu | càng tê tái lòng.
Những chữ láy đi láy lại và cách ngắt thơ của ông thực đã kỳ diệu. Lời
thơ gọt giũa, chọn lọc như thế nhưng vẫn giữ được vẻ tự nhiên, thi hứng
thoát ra một cách thoải mái. Chúng ta có cảm giác rằng : lòng mình cũng
đang nấc lên theo nhạc thơ, hoặc se sắt lại không thốt nên lời được nữa, như
cũng gặp phải cảnh huống đau đớn của người trong cuộc. Đôi khi Nguyễn
Gia Thiều còn thổi vào tâm hồn chúng ta những hơi thu đắm lạnh cô đơn
của một tấm lòng trống trải ; cái rét từ trong rét ra :
Lầu Tần chiều nhạt vẻ thu.
Gối loan tuyết đóng chăn cù
giá đông.
Những đoạn như thế sở dĩ khiến chúng ta xúc động được chính nhờ bởi
tác giả đã biết khơi gợi, dùng một « nghệ thuật khách quan » đưa những
hình ảnh, tình tiết nào sâu sắc nhất, đọng chứa nhất đem ra trình bầy với
chúng ta. « Làm như vô tư » để nội thân hình ảnh, tình tiết ấy truyền cảm
cho chúng ta. Nhưng có những lúc sự đau khổ dằn vặt ông nhiều quá, đã gạt
ngoại giới sang một phía, mà tự lên nhời dùng những động từ tương phản
nhau để diễn một ý éo le chua chát :
Cười nên tiếng khóc, hát nên giọng sầu.
Hoặc : Tiếng Thúy điện
cười già ra gắt
Thế, coi như vẫn chưa đủ, ông còn mượn thiên nhiên và sự vật để trợ
lực cho mục đích mình :