LUẬN ĐỀ VỀ CUNG OÁN NGÂM KHÚC - Trang 45

Liệu thân này với cơ thiền phải nao ?

Như ta đã từng biết, lần nào ông cũng chỉ mới « rắp toan » đầu cửa

Phật thôi, chứ thế phát hẳn thì ông chưa làm được, vì ông còn « nặng căn »
trần tục lắm. Chúng ta hãy xem tâm lý ông giằng co nhau như thế nào ?

d) Sự tranh đấu của ngọn lửa nhân duyên với giọt nước cành dương

: Mặc dầu giáo lý Phật học mở cho ông thấy rõ con đường chính giữa của
đạo, ông đã áp dụng được phép « tha tâm trí »

74

, ông đã gần có được « bồ đề

tâm »

75

nhưng ông chưa hề tu được « bồ tát hạnh »

76

; vì lẽ Nguyễn Gia

Thiều còn nhiều trần căn và nhất là còn tha thiết với chủ trương đắc dụng
của Nho học lắm. Xem một vài đoạn dưới đây chúng ta tất rõ sau nhiều lần
ông định tu rồi lại bỏ, đến phần cuối tập Cung Oán Ngâm Khúc ông phải thú
thực rằng mình chưa gỡ nổi duyên đời :

Vì sớm biết lòng trời đeo đẳng,

Dẫu thuê tiền cũng chẳng buồn tênh.

Rồi ông lấy câu an phận mà ru long mình dịu xuống :

Nghĩ mình lại ngán cho mình.

Cái hoa đã trót gieo cành biết sao ?

Hoặc ông « bình thường hóa » cuộc đời, xây đắp một cái mộng tuy nhỏ

bé nhưng ấm cúng và nhất là vẫn tránh được nhiều hệ lụy :

Cùng nhau một giấc hành môn,

77

Lau nhau ríu rít cỏ con cũng tình.

Ở đây, ta được nghe những lời nôm na đượm nhiều chân tình. Và cuộc

đời nhân thế ấy cũng vẫn có đủ trăng nội, hoa đồng, có ân ái yêu đương :

Thà rằng cục mịch nhà quê,

Dầu lòng nũng nịu nguyệt kia, hoa này.

Ông càng không thể « xuất gia tu hành », hay đến ngay « tại gia tu hành

» cũng khó làm nổi, khi mà nhà thi hào chúng ta còn gói tác phẩm lại bằng
hai câu kết này :

Phòng khi động đến cửu trùng,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.