LUẬN ĐỀ VỀ CUNG OÁN NGÂM KHÚC - Trang 46

Giữ sao cho được má hồng như xưa ?

Chưa chỗ nào ý tưởng mong được ra giúp đời, được vua chúa tin dùng

lại phô diễn rõ rệt và chung thủy (dù là chung thủy nhất thời) như trong mấy
lời chấm hết ấy !

3) Kết luận : Sau khi đã nhận định như trên, chúng ta có thể tóm tắt

rằng : Nguyễn Gia Thiều tuy cũng chịu ảnh hưởng Phật học khá sâu, tư
tưởng của Thích Ca Mầu Ni tuy đã làm Nguyễn Gia Thiều say mê, nhưng
chỉ tác động trong tác phẩm ông ở góc cạnh « giáo huấn » và khi ông cần an
tĩnh tâm hồn mà thôi. Nó chưa phải là vấn đề quyết định. Ông cho cuộc đời
là biển sầu khổ. Ông tìm đường tự giác để mưu lợi cho thân mình. Khi tự
răn mình thì ông muốn răn cả người chung quanh (vẫn khác nghĩa câu tự
giác, giác tha). Nhưng, giọt nước cành dương ông định nưng niu đã bị ngọn
lửa nhân duyên dập tắt, hay chưa tắt thì cũng lâu mới gây lại được năng lực.
Như thế, giáo lý nhà Phật đã phải lùi trước sự ham sống của ông. Những lúc
Nguyễn Gia Thiều yếm thế, bi quan, thì ông níu lấy chữ từ bi kia mà tránh
nắng ; khi bóng rợp tới, nhà thơ lại bắt đầu lên đường. Mặc dầu phải lê
những bước nặng nề, mệt mỏi, song không phải vì thế mà ông chịu mất hết
hoài bão vậy !

C. ĐỀ TÀI ĐỀ NGHỊ

1) Trong « Cung Oán Ngâm Khúc » có đoạn :

« Tình rầu rĩ khôn khuây nhĩ mục,

Chốn phòng không như dục mây mưa.

Giấc chiêm bao những đêm xưa,

Giọt mưa cửu hạn còn mơ đến rầy.

Trên chín bệ có hay chăng nhẽ ?

Khách quần thoa mà để lạnh lùng ! »

Hãy thích nghĩa đoạn này và xét xem Nguyễn Gia Thiều có dụng ý gì

khi tạo tác ra 6 câu thơ đó ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.