LUẬN ĐỀ VỀ CUNG OÁN NGÂM KHÚC - Trang 43

Sau khi đã dự định thế, ông muốn thực hiện khẩu hiệu : « giác ngộ

phương tiện »

67

mà :

Lấy gió mát trăng thanh kết nghĩa,

Mượn hoa đàm đuốc tệ làm duyên.

68

Hoặc thử « diệt dục », dứt bỏ hết mọi đường « nhân duyên » đi :

Thà mượn thú tiêu dao cửa Phật,
Mối thất tình quyết rứt cho xong.

Tuy thế, nhưng ông chỉ mới định tâm « thà » và sẽ « quyết » cắt dây

với « ngũ trọc » « ngũ dục » thôi, chứ không hẳn là đã đoạn tuyệt được với
những hệ lụy ấy ; vì ngay trong các câu đó ông còn thấy : nếu dựa vào thiên
nhiên thì thiên nhiên vẫn có thể giúp ông xoa dịu được mọi nỗi đau thương
chứ chưa cần gửi hẳn hồn mình vào với tiếng chuông lời kệ. Ông như nhận
ra rằng : tạo vật gần gụi với ông hơn là cái thế giới người mà ông đang phải
quằn quại trong đó. Ông đã như một con chim sợ cây cong, tung cao cánh để
lẩn trốn vào cái vô cùng, vào cái « không gian bát ngát » của Lão Tử. Chỗ
này tư tưởng Đạo giáo và Phật giáo đã cùng nương dìu tâm hồn ông :

Thoát trần một gót thiên nhiên,

Cái thân ngoại vật là tiên trên đời ;

Nhưng rồi trần thế có nhiều mầu đen tối quá, Nguyễn Gia Thiều không

thể thản nhiên, lãnh nhãn ngồi nhìn giòng đời sôi nổi mà cười thầm như Lão
Tử được, một phen nữa, ông lại nhắm mắt lắc đầu mà trách trời bằng một tư
tưởng chua chát :

Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán,

Chết đuối người trên cạn mà chơi ;

Trên cõi đất liền ấy chưa phải là đã yên vui gì, hình hài chúng ta – theo

ông – đang lênh láng một mầu vàng bệnh tật :

Đất bằng bỗng rấp chông gai,

Ai đem nhân ảnh nhuốm mùi tà dương ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.