Nguyễn Gia Thiều diễn tả điểm này ra bằng cách kín đáo : gói trong
một vài lời, chữ lấp lửng. Vì éo le thế, đoạn văn có được tính chất nhân bản.
- Thích nghĩa từ ngữ : Để sự phân tích nghệ thuật được thấu đáo,
trước tiên cần hiểu nghĩa những hán tự : « Tay nguyệt lão ; bóng dương ;
bóng đồ my ; thụy vũ, xuân tiêu ; xiêm nghê ; áo vũ ; sênh ca ; thân Tây tử ;
điện Tô ; đình Trầm hương ; đệm hồng thúy ; bóng bội hoàn ».
- Bình giảng nghệ thuật bút pháp văn chương : (Phần này nhẹ hơn,
ít dẫn luận chứng) Nhìn toàn thể đoạn văn, ta thấy thuộc về : Trường Tả
chân Trưởng giả. Chi tiết nghệ thuật : Vì đề cập tới một sự việc có thể coi là
trắng trợn, Nguyễn Gia Thiều phải dùng lối « ám tỉ » (ngụ ý ngầm, lấy nghĩa
bóng) trong các câu thứ 4, 5, 6, 7, 8 và 16 : ông mượn cây cỏ, hoa lá, gió
trăng thay cho nàng cung phi và vị quân vương. Như thế, kết quả tốt đẹp.
Ông còn áp dụng mấy cách : a) Đặt câu theo phép « thuận », toàn đoạn
(khởi nên nhạc điệu thanh thoát). b) Gieo vần một cách tự nhiên (câu 4) và
sau dùng nhiều vần thông hơn. c) Lối chọn chữ vừa có khuyết điểm (trùng
chữ : câu 10 và câu 14) vừa có ưu điểm (xác thực, đắt thế : câu 16). d) Phép
« hình ảnh hóa » sự việc (có nhiều cảnh nổi bật lên và những chữ tượng
hình, tượng thanh sinh động). Rút lại, đoạn thơ điêu luyện, điều hòa nổi cảm
giác và cảm xúc, diễn ra hai đặc điểm : a) Nghệ thuật trữ tình lãng mạn. b)
Nghệ thuật thi vị hóa cảnh vật.
3) Kết luận : Đoạn văn chứa chất đủ cả 2 phần : tư tưởng và nghệ thuật
phức tạp : có bản sắc riêng biệt đáng làm tiêu biểu cho « điệu văn » và tư
tưởng của Nguyễn Gia Thiều.
B. BÀI LÀM
1) Mở bài : Khúc « Cung Oán » chia ra làm 3 phần. Đoạn này ở vào
cuối phần thứ nhất : diễn tả lúc người con gái bắt đầu « bị » tuyển vào trong
cung. Nói là « bị » chính vì ngay trên đầu đoạn văn tác giả đã mở ra bằng
những lời than vãn :
Tay Nguyệt lão khờ sao có một,