LUẬN ĐỀ VỀ CUNG OÁN NGÂM KHÚC - Trang 51

Ông đã ngoan ngoãn nằm trong ảnh hưởng ưa chuộng hành lạc của xã

hội quyền quí thời bấy giờ. Trông rộng ra thì như thế, nếu thu hẹp vào thì
chính những hoạt cảnh khoái lạc ở trong cung, trong các dinh thự… đã kích
thích tâm hồn ông nhiều hơn cả.

Mỗi sự kiện một chút, và khi các mặt dồn lại, tình cảm Nguyễn Gia

Thiều trong sức ép ấy, đôi phen (chứ chưa hẳn là hầu hết) đã nghiêng về mặt
nhục dục.

Đoạn văn này là một chứng cớ rõ rệt. Theo như tinh thần đề mục thì

ông chỉ cần nêu lên những đoạn cay chua, tình tiết éo le tương phản nhau
v.v… hoặc bầy ra cái cảnh quân vương thờ ơ lãnh đạm với nàng cung phi
như nhiều chỗ trong bài là đã đủ đạt được mục đích rồi chứ không nhất mực
cần phải xây dựng những câu trai lơ, khêu gợi như dưới đây :

Cái đêm hôm ấy đêm gì ?

Bóng dương lồng bóng đồ my trập trùng.

Con người, đối với ông lúc này đã hoàn toàn bị bản năng sai khiến, và

nhục tính đã thắng thế. Nhựa sống chẩy mạnh trong mạch máu ông nên bông
hoa tượng trưng kia như đã bị khô héo lâu ngày, đang thiết tha mong được
nâng niu, trìu mến :

Liều thược dược mơ mòng thụy vũ,

Đóa hải đường thức ngủ xuân tiêu ;

Cành xuân hoa chúm chím chào,

Gió đông thôi đã cợt đào ghẹo mai !

Ở đây, sức ham sống trào lên khá mạnh, ông muốn người cung phi của

ông trở thành dễ dãi và sẵn sàng chờ đợi. Thi sĩ muốn giành ảnh hưởng, hấp
dẫn cảm giác người đọc nên đã phóng những đường bút khi đậm khi nhạt :

Xiêm nghê nọ tả tơi trước gió,

Áo vũ kia lấp ló trong trăng,

Hoặc : Đêm hồng thủy thơm tho mùi xạ,

Bóng bội hoàn lấp ló trăng thanh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.