tình ý. Về góc cạnh này, câu cuối cùng trong đoạn thơ lại càng lộ ra rõ rệt
hơn :
Đình trầm hương khóa một cành mẫu đơn.
Động từ « khóa » ở đây thực chẳng phải là sự vô tình, đã làm chúng ta
liên tưởng tới sự bàng hoàng, bất lực của một tù nhân oan uổng đang vùng
vẫy một cách vô hy vọng trong nhà ngục. Nữ nạn nhân quằn quại trong tâm
trạng : « hình thì còn mà bụng đã chết đòi nau » ! Tuy bản năng bằng lòng
nhận hiện tại nhưng tình cảm vẫn nghẹn ngào, bị tê liệt đi dần dần… Chỗ éo
le của đoạn văn là vậy. Và cũng do ở trạng thái ấy mà ta tìm ra được tính
chất « nhân bản », tính chất « người » trăm phần trăm trong khuynh hướng
nhục dục của Nguyễn Gia Thiều.
- Thích nghĩa từ ngữ : Muốn xem nghệ thuật sáng tạo của ông ra sao,
trước hết ta hãy thích nghĩa những từ ngữ để cho đoạn thơ thêm sáng rõ ra.
Tay Nguyệt lão : trăng già, ý nói kẻ đứng se nên duyên vợ chồng. Bóng
dương : bóng cây dương, ví như bóng người chồng (vua chúa). Bóng đồ my :
tên một đóa hoa rất đẹp bên Tầu, ám chỉ vào nàng cung phi. Thụy vũ : giọt
nước mưa đáng quý. Xuân tiêu : giấc ngủ đêm mùa xuân. Xiêm nghê : áo
mầu rực rỡ, các tiên nữ mặc trong khi múa hát trên cung trăng. Áo vũ : áo
bằng lông chim. Sênh ca : tiếng sênh phách giữ nhịp hát. Thân Tây Tử : thân
nàng Tây thi, một thiếu nữ rất đẹp bị đem cống hiến cho vua Ngô Phù sai.
Điện tô : điện Cô Tô do Ngô Phù Sai dựng cho Tây thi ở. Đình trầm hương :
đình nàng Dương Quý Phi ở do vua Huyền Tôn xây cất nên. Đệm hồng thúy
: đệm lót bằng lông chim sẻ, mầu xanh mầu đỏ. Bóng bội hoan : bóng dây
ngọc có nhiều hạt quý, người cung phi đeo sát bên mình. Những danh từ này
đều lấy trong điển cố Trung Hoa ra mà dùng.
- Bình giảng nghệ thuật bút pháp văn chương : Bây giờ chúng ta
quay sang phía nghệ thuật. Nhìn toàn thể đoạn văn, và khi phân định «
trường » thì ta thấy đoạn văn này thuộc về : Trường Tả chân Trưởng giả.
Trong lúc Nguyễn Gia Thiều đề cập tới một sự việc có thể coi là trắng
trợn, ông đã khéo léo, hầu hết, dùng lối « ám tỉ » nên tránh được sự sỗ sàng,