LUẬN ĐỀ VỀ CUNG OÁN NGÂM KHÚC - Trang 54

giữ được bút pháp uyển chuyển, bóng bẩy, đầy vẻ tình tứ mà vẫn không để
chúng ta mất thiện cảm. Cách ám tỉ ấy ông áp dụng trong những câu thứ 4,
5, 6, 7, 8 và câu 16 ở trong đoạn văn. Các tiếng : bóng dương, bóng đồ my,
liều thược dược, đóa hải đường, cành xuân, gió đông, cành mẫu đơn…
ông
đã dùng làm nghĩa bóng để thay cho cung phi và quân vương khiến đoạn
văn thêm phần ý nhị, bớt lộ liễu. Không giống như các đoạn khác, ở đây ông
đặt câu theo phép « thuận », nên lời thơ chẩy đi dễ dãi, đọc lên nghe êm dịu,
và dư âm dai bền hơn. Cũng vì vậy, tứ thơ được « nhất khí » (một hơi,
không vấp váp) tránh được điều gò ép. Trừ 2 câu đầu, còn 12 câu kia, câu
nào cũng có giá trị gợi cảm cả. Trong cái hiệu năng thoải mái của nhạc thơ
như thế, chúng ta tạm đơn cử ra đây câu lục bát này :

Cái đêm hôm ấy đêm gì ?

Bóng dương lồng bóng đồ my trập trùng.

Ông gieo vần « my » vừa đúng chỗ, tròn được nghĩa mình muốn nói,

mà còn khởi được nhạc ; tuy nằm trong lệ luật « vần chính » nhưng vần vẫn
thanh thoát tự nhiên như khi dùng « vần thông » vậy. Còn những câu dưới
phần nhiều ông đều gieo vần thông cả. Sự chọn chữ mắc phải mấy khuyết
điểm là ông đã dùng hai chỗ trùng ngữ : « lấp ló » (trong câu 10 và cả trong
câu 14) ; thêm nữa, tĩnh từ « thơm tho » (câu 13) ông đặt hơi gò vận đã biến
thành non yếu. Nhưng để kéo lại, tác giả xếp tiếng « khóa » (câu 16) vào
một cách rất kỳ thú. Một điều đáng kể là trong cả đoạn, nghệ thuật diễn đạt
đều có lối « hình ảnh hóa ». Như thế, ý thơ nổi ngay lên được, tác giả đỡ tốn
công khi muốn phô diễn những điều mình muốn nói. Ông cũng đã khéo lựa
nhiều tiếng tượng hình và tượng thanh vào hợp vị trí như : trập trùng, chúm
chím, tả tơi, lấp ló, vang lừng.
Do vậy, các hình ảnh trong những câu thơ
không im lìm mà rất sinh động, xôn xao trước mắt ta như trong một phim
mầu chiếu nổi.

Tóm lại, ở đoạn văn này, phép bút Nguyễn Gia Thiều chắc chắn, già

giặn vô cùng. Ông biết điều hòa tình cảm và lý trí. Cảm giác và cảm xúc đi
song song nhau, mẩu thơ khơi nên hai điểm nghệ thuật lớn là : a) Nghệ thuật
trữ tình lãng mạn.
b) Nghệ thuật « thi vị hóa » cảnh vật. Và, như trên ta đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.