LUẬN ĐỀ VỀ CUNG OÁN NGÂM KHÚC - Trang 52

Và sau rốt thì ông quá táo bạo đã hạ câu :

Mây mưa mấy giọt chung tình,

Xem thế, tưởng chúng ta cũng đã đủ thấy đoạn này có tính chất dục

khuynh nhiều rồi. Âu cũng là kết quả tất nhiên của thực trạng xã hội buổi
bấy giờ. Ngoài điểm vừa kể đây, về phương diện tư tưởng, ta còn thấy có
điểm « b » nữa (đã trình bầy ở trên).

b) Tâm lý bất mãn của người đàn bà khi nhận ra mình chỉ là một thứ

bán vui cho vua chúa : Nàng cung phi, vô hình chung như đã muốn giữ một
thể cách đại diện cho phái nữ giới để hòng chống đối trả lại những bất công
của chế độ trút dội xuống đầu họ. Tuy nhiên, đó chỉ là một thứ tâm lý rời rạc
cá nhân, thiếu kinh nghiệm tranh đấu và nhất là hoàn cảnh xã hội khi ấy
chưa giúp nó ý thức nổi nhiệm vụ của mình cho nên đã diễn ra một sự « trả
miếng » yếu đuối, tiêu cực. Tư tưởng bất bình với hiện tại này thỉnh thoảng
mới phát tiết được ra ở trong từng giòng lấp lửng thầm vụng. Thí dụ như :

Tay Nguyệt lão khờ sao có một,

Bỗng tơ tình vướng gót cung phi.

Nguyễn Gia Thiều đã trút hết trách nhiệm vào « ông Tơ bà Nguyệt ».

Người cung phi rầu rĩ đành mòn mỏi kéo cuộc đời lạnh ngắt trong « thành trì
định mệnh ». Sợi dây đỏ oan nghiệt kia tuy rất mỏng nhỏ chỉ vướng nhẹ vào
gót người đàn bà thôi mà hầu như vô cùng dai bền, có hiệu lực thần bí mãnh
liệt. Trong cuộc đời ấy không phải là không có những phút hân hoan ; được
ăn uống cao lương mỹ vị, được mặc gấm vóc xa hoa, những lúc được săn
sóc như thế, người cung phi vẫn tận hưởng lạc thú cả, nhưng đồng thời cũng
vẫn cảm thấy xót xa, bẽ bàng tủi giận. Trong tiếng nhạc hoan ca, đã có lẫn
âm thanh trầm buồn, chua chát :

Sênh ca mấy khúc vang lừng,

Cái thân Tây tử lên chừng điện Tô.

Nhưng kín đáo lắm ! Ông chỉ cần dùng mấy chữ mạo tự « cái » cũng

đủ thổi được hồn mình vào câu văn xa xôi vốn dựa vào điển tích để tỏ bầy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.