Bỗng tơ tình vướng gót cung phi !
Tác phẩm bố cục theo lối « đảo tả » nghĩa là đảo phần dưới lên trên
trong lúc diễn đạt, nên mãi đến đây vào khoảng câu thứ 133, 135 trở đi tác
giả mới kể đến sự việc chính của nhân vật. Ở đây, người đàn bà đang lúc
nhan sắc còn rực rỡ, được chúa mến yêu. Song, hình như trong những ngày
hạnh phúc ấy, người cung phi lòng vẫn ngậm ngùi, không được thật vui
sướng. Mười sáu câu này, đứng về phương diện tư tưởng, có hai điểm
chính : a) Tư tưởng tác giả có khuynh hướng nhục dục. b) Tâm lý bất mãn
của người đàn bà khi nhận ra mình chỉ là một thứ bán vui cho vua chúa.
Còn nhìn sang mặt nghệ thuật, ta tạm gói tròn lại trong nhận định sau này :
Đoạn văn mang mầu sắc « trường Tả chân Trưởng giả » (Những chi tiết sẽ
bàn tới sau). Chúng ta sẽ phân tích đoạn văn theo thứ tự trên, nhưng trước
khi sang phần nghệ thuật ta hãy thích nghĩa những chữ hán (điển cố).
2) Thân bài :
- Bình giảng tư tưởng :
a) Khuynh hướng nhục dục : Nguyễn Gia Thiều sống trong cảnh phong
lưu – quá nửa đời ông, nếp sinh hoạt rất sung túc – như thế, nhu cầu vật chất
nếu không muốn coi là quá độ thì cũng hết mực đầy đủ. Ông lại mang trong
người huyết thống quý tộc : có tư cách hào hoa phong nhã. Tâm hồn lãng
mạn ấy là một thứ « nòi tình »
, nguyệt hoa như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn
Du v.v…
Đối với thế hệ ta hiện nay, điều đó không phải là trọng tội (nhất khi họ
là văn nhân tài tử) nhưng ngày trước giáo lý đạo Nho đã không công nhận
tính chất ấy
luôn luôn dùng lễ nghi để kiềm chế nó.
Nhiều nhà văn thơ nho sĩ lãng mạn không thể ép buộc lòng mình được,
thường đã – vô tình hoặc dụng ý – giải tỏ sự ham thích ấy ra trên những
trang thơ, bài văn.
Nguyễn Gia Thiều chỉ là con người bằng xương bằng thịt, làm sao mà
chống nổi những lôi kéo của sự sống vốn có muôn mặt : hay lẫn với dở.