LUẬN ĐỀ VỀ CUNG OÁN NGÂM KHÚC - Trang 8

Ông vừa tinh thông nghề cung kiếm ; ông vừa sành sỏi Thanh Nghệ

luật (nghề làm thơ), rất say mê việc văn chương. Cầm, kỳ, thi, họa, ông đều
am tường. Ông lại chuyên nghiên cứu Lão Học, Phật Học, khảo về Thiên
văn, Địa lý. Ông có công dìu dắt một số nhà thơ đời Hậu Lê.

Khi ông an dưỡng ở Tây Hồ, lấy hiệu là Tâm Thi Viện Tử và Sưu

Nhân. Ông còn tự xưng là Hy Tôn Tử, và Như Ý Thuyền. Bình sinh ông ưa
ẩn dật ở một nơi thắng cảnh. Cho nên lúc nhà Tây Sơn ra Bắc, triệu đòi ông
tới giúp nước, ông cáo bệnh già, ngày ngày lấy cỏ cây sông núi làm bạn.

Ông thọ 58 tuổi, mất năm 1798 (ngày 9 tháng 5 năm Mậu Ngọ) trong

cảnh thanh đạm vào thời vua Lê Chiêu Thống và chúa Án Đô Vương :
Trịnh-Bồng.

Sáng tác phẩm :

- Về thi ca chữ nho, ông có : Ôn Như Thị Tập gồm hơn 1000 bài, chia

ra tập tiền 500 bài, tập hậu 500 bài. Nhưng thất lạc hết, chỉ còn khẩu truyền
được ít bài.

- Văn nôm ông có : Tây hồ thi tập, Tứ trai thi tập, Cung oán Ngâm

Khúc.

- Ngoài ra, còn bộ Sơn Trung Am, Sở Từ Điệu để phổ vào âm nhạc. Thơ

đề vịnh và xướng họa ông làm rất nhiều. Ông sở trường về lối văn ta thán và
thơ ca quốc âm.

2) SẮC THÁI THỜI ĐẠI

Nguyễn Gia Thiều từ lúc thiếu thời cho đến khi về già trải qua thời kỳ

nước ta vừa có vua, vừa có chúa. Ông được mục kích sự thay đổi ngai vàng
của các vua : Lê Hiển Tôn, Lê chiêu Thống, Bắc Bình Vương Quang Trung ;
và các chúa : Trịnh Doanh, Trịnh Sâm, Trịnh Cán, Trịnh Khải (Bồng).
Nhưng ông chỉ trực tiếp chịu ơn huệ các chúa vừa kể trên mà thôi.

Thời đó diễn ra cảnh Nam Bắc phân tranh. Suốt trong đời ông ở ngoài

Bắc, đại quyền về tay họ nhà Trịnh. Mọi việc đều do Phủ Liêu (phủ chúa)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.