LUẬN NGỮ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH - Trang 12

Khi ở nhà, mình giữ gìn dung mạo cho khiêm cung; khi ra làm

việc, mình thi hành một cách kính cẩn; khi giao thiệp với người,
mình giữ dạ trung thành.

- Tử Lộ - Chương 13.19

Khi trả lời câu hỏi “nhân” của Phàn Trì, Khổng Tử đã nêu ra ba

cách làm cụ thể: Bình thường khi gặp gỡ phải cung kính; làm việc
phải nghiêm túc, cẩn thận; giao tiếp với người khác phải trung
thành, giữ chữ tín.

Cũng có thể Phàn Trì muốn hiểu được cách làm cụ thể của “nhân

giả ái nhân”, cho nên, ông đã tìm cơ hội, xin thỉnh giáo thầy một
lần nữa rằng: “thế nào là ‘nhân’?” Khổng Tử vẫn nghiêm túc tuân
thủ lời hứa “hối nhân bất quyện” (dạy người không biết mệt mỏi),
không nề hà mà trả lời rằng: “bình thường khi gặp gỡ phải trang
trọng, cẩn thận, xử lý sự việc phải nghiêm túc, tích cực, giao tiếp với
người khác phải trung thành, giữ chữ tín. Cho dù có rơi vào hoàn cảnh
nào đi nữa cũng phải kiên trì không buông xuôi.”

Đối với Khổng Tử, cả ba việc này đã tạo nên chữ “nhân”, và lần

lượt liên quan đến ba phương diện sinh hoạt, công tác và giao tiếp
trong đời sống.

Trong đó “chấp sự kính” liên quan đến công việc, khiến cho

chúng ta đặc biệt phải chú ý: “Chấp” là xử lý, “sự” là chức trách công
tác mà chúng ta phải đảm nhiệm, là nghiêm túc, tích cực. (“chấp sự
kính” có nghĩa là khi xử lý công việc phải thực hiện nghiêm túc, tích
cực). Trong ba chữ “chấp”, “sự”, “kính” thì chữ “kính” là quan trọng
nhất. Bởi ai cũng phải xử lý công việc, nhưng nếu không có “kính”,
không có thái độ nghiêm túc, tích cực thì sẽ không bao giờ xử lý tốt
được công việc cần phải xử lý và công việc đáng ra phải xử lý tốt sẽ
không được xử lý thỏa đáng, như vậy tất sẽ nảy sinh vấn đề.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.