LUẬN NGỮ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH - Trang 14

Xét về mặt bản chất, trao đổi giữa doanh nghiệp và nhân viên là

sự trao đổi ngang giá trị: Nhân viên bỏ ra kiến thức, thời gian và sức
lực, còn doanh nghiệp chi trả thù lao tương ứng, tạo môi trường làm
việc thuận lợi. Mỗi người đều phải tuân thủ theo nguyên tắc trao
đổi “lao động nhiều hưởng nhiều, lao động ít hưởng ít, không lao
động thì không được hưởng thành quả”, nếu không sẽ không có cái
gọi là công bằng. Biểu hiện không tôn kính nghề nghiệp tương ứng
của “có cho đi mới có nhận lại” chính là có làm thì mới có ăn, không
dưng ai dễ đem phần đến cho – không chịu cho đi, nhưng lại mong
muốn có được thành quả. Ngày nay, chúng ta có thể gặp rất nhiều
kiểu người không thích lao động, ngồi chờ sung rụng, hay ngồi mát
ăn bát vàng, họ đã hoàn toàn quên đi đạo đức nghề nghiệp và
nguyên tắc nghề nghiệp tối thiểu.

Hân Hân bốn năm liền được bình chọn là nhân viên ưu tú của

công ty, cũng giống như trước đây, cô có vẻ xấu hổ, gượng gạo khi
đứng trên bục lĩnh thưởng. Khi có người hỏi cô có cảm xúc gì khi lại
một lần nữa được bình chọn là nhân viên ưu tú, cô thực thà trả lời:
“Kỳ thực, tôi chỉ làm việc nên làm, chỉ cần là việc liên quan đến
công ty, thì nhất định là chuyện quan trọng, cũng nhất định phải có
người làm. Nếu mọi người đều không tình nguyện làm thì tôi sẽ
làm. Tôi không ngờ làm những việc như vậy lại trở thành nhân viên
ư

u tú. Tôi chỉ hy vọng công sức của tôi có thể xứng đáng với tiền

lương mà công ty đã trả cho tôi.” Nếu mỗi một nhân viên đều có thể
nghĩ được như Hân Hân thì chắc hiện tượng không tôn kính nghề
nghiệp sẽ không còn tồn tại.

Bài học:

1. Nghiêm túc, tích cực xử lý tốt mọi công việc trong phạm

vi, nhiệm vụ của bản thân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.