Người làm việc đạt yêu cầu luôn luôn không bao giờ bỏ quên chữ
“kính”, với họ biểu hiện tôn trọng, yêu kính nghề nghiệp quan trọng
nhất là nghiêm túc, tích cực xử lý tốt sự việc thuộc phạm vi chức
trách của bản thân.
“Chấp sự kính” chính là tôn trọng, yêu quý nghề nghiệp. Rất
nhiều người không hoàn thành được công việc trong phạm vi nhiệm
vụ của mình không phải là do thiếu năng lực, mà là do thiếu tinh
thần trách nhiệm, không đủ nghiêm túc, tích cực đối với công việc.
Tiên nan nhi hậu hoạch
Trước khó sau dễ định ngày lên cao
- Ung Dã – Chương 6.20
Phàn Trì có thể là môn sinh có hứng thú với “nhân” nhất trong
số các môn sinh của Khổng Tử, ông đã từng nhiều lần thỉnh giáo
thầy thế nào là “nhân”, còn Khổng Tử lại có nhiều đáp án khác
nhau với mỗi câu hỏi của môn sinh. Ngoài “ái nhân” (yêu người), “Cư
xử cung, chấp sự kính, dữ nhân trung” thì “tiên nan nhi hậu hoạch”
cũng là một trong những đáp án của Khổng Tử.
Có một lần, đầu tiên Phàn Trì thỉnh giáo Khổng Tử thế nào là
“đức trí”, Khổng Tử đáp: “Chuyên làm việc nghĩa giúp người, kính
trọng quỷ thần, nhưng không hay gần, tức là không ưa cầu thỉnh
vái van quỷ thần; như vậy có thể gọi là trí.” Tiếp đó, ông lại thỉnh
giáo thầy thế nào là “nhân”, Khổng Tử đáp: Người nhân trước phải
làm những việc khó, sau thì thâu hoạch cuộc thành tựu của mình.
“Tiên nan nhi hậu hoạch” chính là “trước tiên phải cho đi, sau đó
mới thu về thành quả”. Điều mà “tiên nan nhi hậu hoạch” theo đuổi
chính là “phải cho đi mới có nhận lại”, tương tự, đây cũng là biểu hiện
của kính trọng nghề nghiệp.