Liên quan đến “Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân”, trước tiên phải trả
lời câu hỏi là tại sao phải: “Điều mình không muốn làm, thì không
nên bắt người khác làm”?
Muốn trả lời câu hỏi này, trong công việc phải tìm cho ra điều
mình không muốn là gì? Xoay quanh câu hỏi này, chúng tôi đã từng
làm một cuộc điều tra rộng rãi: Câu trả lời lần lượt là: Thất bại,
trách mắng, phê bình...
Mọi người trong chúng ta sẽ không ai xa lạ với hai hiện tượng sau.
Thứ nhất, công ty đã đưa ra một dự án hoàn toàn mới mà không
hề có bất cứ cơ sở thị trường nào, khi cần xác định ứng cử viên phụ
trách công việc, mọi người sẽ luôn mượn nhiều lý do để chứng thực
mình không có thời gian hoặc không có sức lực để đảm đương nhiệm
vụ này, nên đổ cho người khác.
Thứ hai, sau khi nảy sinh vấn đề, trong cuộc họp phân tích vấn
đề, mọi người luôn than trách và đùn đẩy trách nhiệm, ai cũng
muốn chứng minh vấn đề phát sinh không hề liên quan đến
mình.
Tại sao lại xuất hiện hai hiện tượng này? Nguyên nhân rất đơn
giản: Ai cũng không muốn thất bại, cũng không muốn bị phê bình
hay bị quở trách. Nếu đảm đương một dự án khó khăn, tính khả thi
của thất bại sẽ rất lớn, vì vậy mỗi người đều hy vọng nhiệm vụ này
sẽ được giao cho người khác; Tương tự, thừa nhận vấn đề là bởi vì
sai lầm của bản thân gây ra, sẽ phải đối mặt với sự quở trách và phê
bình của công ty. Bất kể là thất bại, hay là quở trách và phê bình thì
cũng đều là điều mọi người không mong muốn, cho nên đã xuất
hiện tình trạng “mình không muốn làm nhưng vẫn bắt người khác
phải làm”.