Mục đích của “điều mình không muốn làm nhưng vẫn bắt
người khác làm” rất đơn giản: trốn tránh thất bại, quở trách và
phê bình. Nhưng, nếu mọi người trong doanh nghiệp, ai ai cũng
“điều mình không muốn làm nhưng vẫn bắt người khác làm” thì
nhất định sẽ gây ra một số hậu quả đáng tiếc.
Thứ nhất, không có ai gánh trách nhiệm, cuối cùng dẫn đến
hiện tượng rất nhiều dự án quan trọng của công ty sẽ không có ai
chịu trách nhiệm thực thi, rất nhiều doanh nghiệp do đó đã bỏ lỡ
mất cơ hội phát triển.
Thứ hai, trao đổi nội bộ không thông suốt, giữa các bộ phận sẽ
đùn đẩy trách nhiệm, các nhân viên oán trách lẫn nhau, kết quả
cuối cùng tất nhiên sẽ là nội bộ doanh nghiệp đánh mất sự hài hòa
và phối hợp nhịp nhàng, trao đổi nội bộ không thông suốt là một
trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu suất của doanh
nghiệp.
Thứ ba, oán trách và đùn đẩy trách nhiệm sẽ phát triển thành
xung đột nội bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định và phát
triển của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp do mâu thuẫn nên
đoàn kết nội bộ đã bị tổn thất nghiêm trọng, thậm chí là đánh mất
một số lượng lớn nhân viên.
Mắc bất kì hậu quả nào trong ba hậu quả trên đều có thể đi vào
con đường thất bại, do đó, là một nhân viên coi trọng sự phát triển
của doanh nghiệp, thì phải làm được “điều mình không muốn làm
thì không bắt người khác làm”.
Liên quan đến “điều mình không muốn làm thì không bắt
người khác làm”, chúng ta cần phải làm rõ hai vấn đề: bản chất
của “điều mình không muốn làm thì không bắt người khác làm” là
gì?