cùng tức giận, đầu tiên là cho giám sát tiếp thị đó nghỉ việc, sau đó
mới thực hiện thủ tục cách chức Trương Vĩ.
Sau khi bị cách chức, Trương Vĩ đã xin việc ở vài doanh nghiệp
cùng ngành, nhưng khi đối phương biết chuyện thì đều từ chối
Trương Vĩ. Cho đến nay, anh vẫn là người thất nghiệp.
“Thủ chính” bao gồm hai mặt: ngôn ngữ và hành vi của bản thân.
Khi đối diện với hành vi và lời nói không đúng đắn, tuyệt đối
không được hùa theo.
Trước tiên, “thủ chính” đại diện cho tất cả hành vi đều phù hợp
với “nghĩa”. Mà thế nào là “nghĩa”? Theo như lời của Mạnh Tử,
“nghĩa” chính là đạo lý đúng đắn của nhân sinh, chính là chuẩn tắc
hành vi mà mỗi người chúng ta ai cũng đều phải tuân thủ. Đương
nhiên, với Khổng Tử, “nghĩa” không chỉ là đạo lý đúng đắn của nhân
sinh, mà còn đại diện cho cái “thiện”, bao gồm việc thiện, hành thiện
và con người từ thiện, “thủ chính” là làm việc thiện, làm người lương
thiện.
Thứ hai, “thủ chính” còn đại diện cho việc không đi cửa sau, không
tham cái lợi nhỏ mọn.
Thứ ba, “thủ chính” có nghĩa là không lôi bè kéo cánh, không
mượn việc công để tư lợi riêng.
Cuối cùng, “thủ chính” còn có nghĩa là đối xử công bằng với
người khác, không vì tình cảm cá nhân mà làm mất đi sự công
bằng.
Bài học:
1. Bất kỳ một nhân viên nào cũng phải “thủ chính” (giữ gìn
đạo lý đúng đắn).