LUẬN NGỮ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH - Trang 31

2. “Thủ chính” của nhân viên bao gồm hai phương diện: lời

nói và hành vi của bản thân; tuyệt đối không được đồng lõa,
hùa theo người không ngay thẳng.

Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi

Người quân tử chỉ biết đến việc nghĩa, kẻ tiểu nhân chỉ ham cái lợi.

- Lý Nhân - Chương 4.16

Theo Khổng Tử, hành vi phù hợp “nghĩa” là căn bản của đối nhân

xử thế. Ông đã từng nói: “Quân tử không có phương thức cố định và
cũng không có mô thức cố định để đối xử với chuyện trong thiên hạ,
chỉ mong là phù hợp với nghĩa mà thôi.”

“Lợi” là lợi ích, nói một cách khách quan, trong thiên hạ không có

người nào là không thích chữ “lợi”. Tư Mã Thiên đã nói trong Sử ký -
Hóa Thực liệt truyện
: “Thiên hạ hy hy, giai vi lợi giai, thiên hạ
nhưỡng nhưỡng, giai vi lợi vãng.” (Thiên hạ hớn hở đều vì lợi đưa
đến, thiên hạ nháo nhác đều vì lợi mất đi). Cho dù là như vậy,
nhưng tại sao Khổng Tử lại nói “người quân tử chỉ biết đến việc
nghĩa, kẻ tiểu nhân chỉ ham cái lợi ích”? Rất nhiều người cho
rằng, đối với Khổng Tử, “nghĩa” và “lợi” xung đột với nhau. Cách
nghĩ này đúng là sai lầm.

Bởi vì, Khổng Tử chưa từng phủ định phú quý, ngược lại, Khổng Tử

cho rằng nếu có thể cầu được phú quý, cho dù là làm một người
đánh xe ngựa, ông cũng cam lòng. Hơn nữa, Khổng Tử cũng từng
thừa nhận phú quý là điều ai cũng mong muốn. Nhưng, một người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.