LUẬN NGỮ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH - Trang 41

thì dùng cái gì để báo đáp ân đức của người khác? Vậy, cần phải
dùng cái gì để đáp trả lại oán hận? Câu trả lời của Khổng Tử là: “trực”.

“Trực” có nghĩa là công bằng, ngay thẳng. Tại sao phải “lấy trực

báo oán”? Điều này cần phải kết hợp với hiện thực để phân tích:
Khi chúng ta bị người khác chỉ trích và phê bình trong công việc và
cuộc sống, thâm tâm nhất định sẽ tạo ra tâm lý bất mãn. Lúc này
sẽ có tâm lý không tốt “lấy oán báo oán”: nhất định phải tìm cơ
hội để đáp trả đối phương. Như vậy, sẽ làm mất đi đánh giá công
bằng, công chính liêm minh với đối phương. Sự việc như thế này
không hề hiếm gặp.

Trước mùa xuân, Lưu Khải bị công ty khai trừ với lí do rất đơn

giản: Ngụy tạo sự thực để phỉ báng đồng nghiệp. Hóa ra, trong một
cuộc họp, một đồng nghiệp đã xảy ra tranh chấp với Lưu Khải, lần
tranh chấp này đã làm cho Lưu Khải mất mặt với mọi người, cho
nên Lưu Khải đã tìm cơ hội để trả thù người đồng nghiệp này.
Nhưng, mãi anh ta không tìm ra cơ hội, nên anh ta đã tạo ra một tội
danh là người đồng nghiệp này nhận hối lộ của công ty quảng cáo,
rồi phát tán cho các đồng nghiệp khác biết. Thời gian sau đó,
người đồng nghiệp này bị mọi người chỉ trích, Lưu Khải rất thoải
mái vì được trút cơn giận. Nhưng, rất nhanh sau đó sự việc được bộ
phận nhân sự điều tra làm rõ.

Nếu Lưu Khải hiểu được “lấy trực báo oán” thì có thể tránh được

rủi ro bị khai trừ.

Trong quá trình công tác, xảy ra xung đột với đồng nghiệp là

điều không thể tránh khỏi, mấu chốt của vấn đề là: Sau khi xảy
ra xung đột, có thể tiếp tục giữ thái độ khách quan với đối phương
hay không. Thực tế, trong cuộc sống rất nhiều người do mâu
thuẫn oán hận nảy sinh, mong muốn tìm được cơ hội trả thù đối
phương, giống như Lưu Khải ở trong ví dụ trên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.