LUẬN NGỮ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH - Trang 43

NO.3: TUÂN LỄ

Lễ không chỉ bao gồm lời nói, hành vi, cử chỉ, mà còn bao gồm

quan niệm giá trị và nguyên tắc đối nhân xử thế... Tuân thủ lễ
nghĩa chính là quy phạm xã hội. Không ai công nhận một người ngoài
mặt, lời nói, hành vi, cử chỉ rất lễ nghĩa nhưng lại tàn bạo, độc ác là
người “hiểu lễ nghĩa”.

Vậy tại sao “lễ” lại quan trọng đến như vậy? Bởi vì “lễ” là biểu thị

của “nhân”. Hành vi của một người phù hợp với “lễ”, có thể chứng
minh người đó là người có tấm lòng nhân ái. Ngược lại, một người
thiếu tấm lòng nhân ái, thì lời nói, cử chỉ, hành vi của người đó sẽ
không tuân thủ “lễ”. “Lễ” và “nhân” cùng song song tồn tại và ảnh
hưởng lẫn nhau, “lễ” là bề nổi bên ngoài, còn “nhân” là ẩn sâu bên
trong.

Đồng thời, chúng ta sống trong phạm vi lễ nghĩa, một người

không hiểu “lễ” thì không thể tồn tại trong phạm vi đó được.

Đối với xã hội, “lễ” là quy phạm, chế độ, quan niệm giá trị và

nguyên tắc xử thế mà mọi người phải tuân thủ; Đối với tổ chức
doanh nghiệp, “lễ” là chế độ điều lệ doanh nghiệp, quan niệm giá
trị, khái niệm kinh doanh mà nhân viên phải tuân thủ.

“Lễ” trong doanh nghiệp bao gồm: lời nói, hành vi, cử chỉ; giá trị

quan và khái niệm kinh doanh. Đối với một nhân viên, lời nói, cử
chỉ, hành vi phải phù hợp với chế độ và quy phạm doanh nghiệp,
nếu không thể tuân thủ giá trị quan của doanh nghiệp thì không thể
trở thành một nhân viên tốt.

Chủ tịch hội đồng quản trị của Tập đoàn Trung Đại, khi bàn về

đánh giá nhân tài của doanh nghiệp đã dựa vào “phương pháp phân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.