giống như zedaqa của người Do Thái thời xưa; về sau nó đã trở thành
bố thí. Ta có thể ngay cả xác định rằng thuyết về từ thiện và bố thí đã
sinh ra vào thời đại Mishna
, tức là vào thời đại người nghèo giành
được thắng lợi ở Jerusalem: Thuyết này đã lan ra khắp thế giới với đạo
Thiên chúa và Hồi giáo. Chính vào thời đại đó từ zedaqa đổi nghĩa,
bởi vì từ này vốn không có nghĩa là “bố thí” trong Kinh Thánh.
Nhưng ta hãy trở lại với đề tài của chúng ta: Sự biếu tặng và sự
bắt buộc phải đáp tặng.
Các tư liệu và các bình luận trên đây không chỉ đáng quan tâm về
mặt dân tộc chí
địa phương. Một sự so sánh có thể nới rộng và đào
sâu thêm các dữ kiện nói trên.
Như vậy, các yếu tố cơ bản của potlatch
Polynesia, cho dù định chế đầy đủ
không có ở đấy; dù sao đi nữa, sự
trao đổi-biếu tặng là điều thường thấy ở đấy. Nhưng có lẽ chỉ là sự
uyên bác thuần túy khi nhấn mạnh đến chủ đề luật lệ này nếu nó chỉ
liên quan đến người Maori hay, cũng có thể, liên quan đến dân vùng
Polynesia. Chúng ta hãy xoay đề tài sang hướng khác. Ít ra về sự bắt
buộc phải đáp tặng, chúng ta có thể chứng tỏ rằng nó còn hiện diện ở
nhiều nơi khác. Chúng tôi cũng sẽ chỉ rõ sự lan rộng của các sự bắt
buộc khác và chúng tôi sắp chứng minh rằng giải thích này có giá trị
cho nhiều nhóm xã hội khác.