LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 136

thông gia. Chúng làm cho cả hai “bên” có cùng bản chất và sự đồng
nhất về bản chất đó được điều cấm đoán sau đây biểu đạt rõ: Từ nay,
tức từ lễ đính hôn lần thứ nhất cho đến khi họ chết đi, hai nhóm thông
gia sẽ bị kiêng kỵ hóa (taboué), khiến họ không gặp nhau, không nói
với nhau nữa, nhưng lại liên tục trao đổi với nhau quà tặng

*

. Thực ra,

sự cấm đoán đó biểu lộ cả sự thân thiết lẫn sự sợ hãi ngự trị giữa
những người chủ nợ và những người mắc nợ lẫn nhau theo kiểu này.
Điều sau đây chứng tỏ đó là nguyên tắc: Biểu lộ cùng lúc sự thân thiết
cũng như sự xa cách, cùng một điều kiêng kỵ (tabou) còn được thiết
lập giữa hai thanh niên nam nữ đã cùng tham gia các buổi lễ “ăn thịt
rùa và thịt lợn

*

”, vì thế bị bắt buộc cả đời phải trao đổi với nhau quà

tặng. Ở Úc cũng có các sự kiện thuộc loại đó

*

. Ông Brown còn chỉ cho

chúng ta các nghi lễ gặp gỡ sau khi xa nhau lâu ngày (như ôm hôn
nhau, chào nhau bằng nước mắt), và cho thấy bằng cách nào các sự
trao nhau quà tặng là tương đương với các nghi lễ đó

*

và bằng cách

nào người ta trộn lẫn ở trong đó các tình cảm cũng như các con
người

*

.

Người ta trộn lẫn các linh hồn trong các sự vật; người ta trộn lẫn

các sự vật trong các linh hồn. Họ trộn lẫn các cuộc đời và cho thấy
bằng cách nào mỗi người và mỗi sự vật - được trộn lẫn với nhau - ra
khỏi phạm vi của mình, rồi lại trộn lẫn vào nhau: Điều đó chính là hợp
đồng và trao đổi.

II - CÁC NGUYÊN TẮC, CÁC LÝ DO VÀ CƯỜNG ĐỘ CỦA

CÁC TRAO ĐỔI QUÀ TẶNG (MELANESIA)

Các cư dân Melanesia đã bảo tồn hoặc phát triển potlatch tốt hơn

người Polynesia. Nhưng đó không phải là đề tài của chúng tôi. Dù thế
nào đi nữa, họ đã một mặt bảo tồn, và mặt khác phát triển cả một hệ
thống biếu tặng và hình thức trao đổi đó. Và vì khái niệm tiền tệ

*

nơi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.