III - TÂY BẮC MỸ: DANH DỰ VÀ TÍN DỤNG
Từ các nhận xét trên đây về vài dân tộc ở Melanesia và
Polynesia, ta thấy được một dáng vẻ rõ nét của chế độ biếu tặng. Đời
sống vật chất và tinh thần cũng như sự trao đổi vận hành trong đó dưới
một dạng vô vị lợi và đồng thời bắt buộc. Hơn nữa, sự bắt buộc đó
được thể hiện theo cách huyền thoại, tưởng tượng hay, nếu ta muốn,
tượng trưng và tập thể: Nó có dáng dấp của lợi ích gắn với các vật
được trao đổi: Các vật này không bao giờ hoàn toàn tách rời khỏi
những người trao đổi chúng; sự hòa hợp (communion) và liên minh
mà chúng thiết lập là tương đối bền vững. Thực tế, biểu tượng này của
đời sống xã hội - sự ảnh hưởng thường xuyên của các vật được trao
đổi - chỉ thể hiện khá trực tiếp cách mà các phân nhóm (sous-groupe)
của các xã hội bị phân chia này, thuộc loại hình cổ, luôn chồng chéo
vào nhau, và cảm thấy rằng họ nợ lẫn nhau mọi thứ.
Các xã hội của dân Mỹ-Ấn ở Tây Bắc Mỹ có cùng các định chế;
chẳng những thế, trong các xã hội này, chúng còn triệt để và rõ nét
hơn. Trước hết, ta có thể nói rằng ở đó sự đổi chác không được biết
đến. Ngay cả sau khi tiếp xúc lâu với người châu Âu
tất cả các cuộc chuyển nhượng đáng kể về của cải
đều được thực hiện
trong các hình thức long trọng của potlatch
. Chúng tôi sắp miêu tả
định chế này theo quan điểm của chúng tôi.
GHI CHÚ. - Trước hết cần miêu tả ngắn gọn về các xã hội này.
Tất cả các bộ lạc, tộc người hay đúng hơn các nhóm bộ lạc
mà chúng
tôi sắp nói đến đều ở vùng duyên hải Tây-Bắc Mỹ và ở Alaska
:
Người Tlingit và người Haida; và của Columbia thuộc Anh, chủ
yếu là Haida, Tsimshian và Kwakiutl. Họ cũng sống nhờ biển, hay trên
các con sông, nhờ chài lưới hơn là nhờ săn bắn; nhưng, khác với
người Melanesia và người Polynesia, họ không có nông nghiệp.