Hawkes, svd, tr. 7; tr. 3; tr. 9, miêu tả một trong các lễ hội này: Unakaklit chống lại
Malemiut. Một trong các nét đặc trưng nhất của tổng thể phức tạp này là loạt cung ứng khôi
hài vào ngày đầu tiên và các quà biếu mà chúng cam kết. Bộ lạc thành công trong việc làm
cho bộ lạc khác cười có thể đòi tất cả những gì mà họ muốn. Những người nhảy múa giỏi nhất
nhận được các quà tặng quý giá, tr. 12, 13, 14. Đó là một ví dụ rất rõ nét và rất hiếm về các
cuộc trình diễn nghi lễ (tôi chỉ biết các ví dụ khác ở Úc và ở Mỹ) của một chủ đề trái lại
thường gặp trong huyền thoại: Chủ đề về thần linh ghen tuông, khi cười, đánh rơi vật mà ông
ta giữ.
Vả lại, nghi lễ “Inviting in Festival” [mời vào liên hoan] kết thúc bằng việc angekok
(tức ông đồng saman) viếng thăm các thần linh đàn ông “inua” mà ông ta mang mặt nạ; các
thần linh này cho ông ta biết rằng họ đã thích thú khi tham gia nhảy múa và sẽ gửi đến các thú
săn. So sánh với quà tặng cho các chó biển: Jennes, “Life of the Copper Eskimos” [Đời sống
của người Eskimo Copper (hay Kitlinermiut là người Eskimo sống ở miền Bắc Canada)]
Report of the Canadian Arctic Expedition [Báo cáo của đoàn thám hiểm ở vùng Bắc cực thuộc
Canada], 1922, tập 12, tr. 178, chú thích 2.
Các chủ đề khác liên quan đến quyền về quà biếu cũng rất phong phú, chẳng hạn thủ
lĩnh “nāskuk” không có quyền từ chối bất cứ quà biếu cũng như món ăn nào cả, dù là rất
hiếm, nếu không sẽ vĩnh viễn không được tin yêu, xem Hawkes, sđd, tr. 9.