LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 251

(i)

Ghi chú nguyên tắc về việc dùng khái niệm tiền tệ. Dù có các phản đối của ông

Malinowski (“Primitive Currency” [Tiền tệ nguyên thủy], Economic Journal [Báo Kinh tế],

1923), tôi vẫn cứ dùng từ “tiền tệ”. Trước đó, ông Malinowski đã phản đối việc lạm dụng từ

này (trong Argonauts of the Western Pacific, tr. 499, chú thích 2), và phê bình danh mục

(nomenclature) của ông Seligmann. Ông ta dành khái niệm “tiền tệ” cho các đồ vật không

những dùng làm phương tiện trao đổi, mà còn dùng làm bản vị để đo giá trị. Ông Simiand

cũng đã phản đối tôi như thế về việc dùng khái niệm “giá trị” trong các xã hội “nguyên thủy”.

Hai nhà bác học này chắc chắn có lý theo quan điểm của chính họ; họ hiểu từ “tiền tệ” và từ

“giá trị” theo nghĩa hẹp. Nếu hiểu như thế, thì chỉ có giá trị kinh tế và chỉ có tiền tệ khi các vật

quý giá, tức của cải cô đặc lại (condensé) và là dấu hiệu của tài sản đã thực sự được tiền tệ

hóa (monnayé), nghĩa là được đặt tên, được phi cá thể hóa (impersonnalisé), được tách rời

khỏi mọi quan hệ với mọi pháp nhân, tập thể hay cá thể, khác với quyền lực Nhà nước lo việc

đúc tiền. Nhưng vấn đề được đặt ra như thế chỉ là vấn đề về mức tùy tiện mà người ta phải đặt

ra cho việc dùng từ. Theo ý tôi, người ta chỉ định nghĩa như thế một loại hình tiền tệ thứ hai:

Loại hình của chúng ta.

Trong tất cả các xã hội có trước các xã hội trong đó vàng, đồng và bạc được biến thành

tiền tệ, có nhiều vật khác như đá, vỏ sò và đặc biệt là các kim loại quý, đã được sử dụng và

dùng làm phương tiện trao đổi và chi trả; trong khá nhiều xã hội còn vây quanh chúng ta, hệ

thống đó thực ra vẫn còn vận hành, và hệ thống mà chúng tôi miêu tả chính là hệ thống đó.

Đã đành là các đồ quý giá này khác với những gì mà chúng ta có thói quen quan niệm

như là những công cụ chi trả (libératoire). Trước hết, thêm vào bản chất kinh tế và giá trị của

chúng, chúng còn có bản chất ma thuật và đặc biệt chúng là các đạo bùa: Life-givers [bùa cho

sự sống] như Rivers đã nói và như các ông Perry và Jackson hiện nay vẫn nói. Hơn nữa,

chúng lưu hành rất rộng bên trong một xã hội và ngay cả giữa các xã hội; nhưng chúng còn bị

gắn vào con người và thị tộc (các thứ tiền Roma đầu tiên là do các gentes [nhóm gia đình có

cùng một ông tổ và mang cùng họ ở Roma vào thời cổ đại - ND] đúc), gắn vào tính cá thể của

các chủ sở hữu cũ, và với các hợp đồng thỏa thuận giữa những pháp nhân. Giá trị của chúng

còn có tính chủ quan và cá thể. Chẳng hạn, các tiền tệ làm bằng vỏ sò được xâu thành chuỗi ở

Melanesia hiện nay còn được đo bằng gang tay của người tặng quà. Xem Rivers, History of

the Melanesian Society [Lịch sử Xã hội Melanesia], tập 2, tr. 64, 71, 101, 160 và tt. Chúng ta

sẽ thấy nhiều ví dụ quan trọng khác về các định chế này. Đành rằng các giá trị này không ổn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.