LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 252

định và thiếu thứ đặc tính cần thiết để được dùng làm bản vị và dùng cho việc đo lường:

Chẳng hạn, giá của chúng tăng và giảm với số lượng và tầm quan trọng của các giao dịch

trong đó chúng được dùng, ông Malinowski so sánh rất khéo các vaygu’a của người Trobriand

đạt được uy tín trong các chuyến du hành của họ, với các đồ châu báu của vua chúa. Cũng thế

những đồ đồng có khắc huy hiệu ở Tây-Bắc Mỹ và những chiếc chiếu ở đảo Samoa tăng thêm

giá trị ở mỗi potlatch và ở mỗi cuộc trao đổi.

Nhưng mặt khác, theo cả hai quan điểm, các vật quý giá đó có cùng những chức năng

với tiền tệ của các xã hội của chúng ta và, do đó, có thể cho là đáng được xếp ít ra vào cùng

loại. Chúng có một sức mua và sức mua này được đếm (nombré). Cho loại “đồ đồng” Mỹ nào

đó thì phải trả bao nhiêu chăn mền, cũng như cho một loại vaygu’a nào đó thì tương ứng bao

nhiêu thúng củ mài. Như thế đã có ý niệm số, cho dù con số đó không do quyền lực nhà nước

ấn định và thay đổi tùy theo kula hay potlatch. Hơn nữa, sức mua đó là thực sự có tính chi trả.

Ngay nếu nó chỉ được thừa nhận giữa các cá nhân, thị tộc và bộ lạc được xác định và chỉ giữa

những người liên kết với nhau, nó không kém phần công khai, chính thức, cố định. Ông

Brudo, bạn của ông Malinowski và cũng sống rất lâu ở quần đảo Trobriand như ông

Malinowski, đã trả cho những người dân chài mò ngọc trai cho ông ta với các vaygu’a cũng

như với tiền tệ châu Âu hay với hàng hóa có tỷ giá cố định. Việc chuyển từ hệ thống này sang

hệ thống khác được thực hiện không khó khăn. Về các thứ tiền tệ của đảo Rossel, láng giềng

của quần đảo Trobriand, ông Amstrong cho ta các chỉ dẫn rất rõ và vẫn kiên trì trong cùng sai

lầm như chúng tôi, nếu quả thực có sai lầm. Xem “A unique monetary system” [Một hệ thống

tiền tệ duy nhất], Economic Journal [Báo Kinh tế], 1924 (tác giả đã gửi cho tôi bản in thử).

Theo chúng tôi, nhân loại đã mò mẫm rất lâu. Trước hết, trong pha đầu nhân loại đã

thấy được rằng vài vật, hầu hết đều có tính ma thuật và quý giá, không bị hủy khi sử dụng,

nên đã gán cho chúng sức mua; xem Mauss, “Origines de la notion de monnaie” [Nguồn gốc

của khái niệm tiền tệ], Anthropologie [Nhân học], 1914, trong Biên bản của Viện Nhân học

Pháp (Vào lúc đó, chúng tôi chỉ đã tìm được nguồn gốc xa xôi của tiền tệ). Rồi vào pha thứ

nhì, sau khi đã thành công trong việc làm cho các vật đó lưu thông, trong bộ lạc và ngoài bộ

lạc, đến tận nơi xa, loài người đã thấy thêm được rằng các công cụ dùng để mua đó có thể

dùng làm phương tiện để đếm và lưu thông của cải. Đó là giai đoạn mà chúng ta đang miêu tả.

Và chính từ giai đoạn này, vào một thời đại khá xưa, trong các xã hội thuộc ngôn ngữ Xêmit,

nhưng có thể không xưa lắm ở nơi khác, chắc người ta đã phát minh - pha thứ ba - phương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.