cứu về các hợp đồng...], Nouvelle Revue historique du Droit [Tạp chí lịch sử về Luật], 1910,
tr. 467).
Chúng tôi sẽ không đi vào các cuộc thảo luận của các nhà nghiên cứu về Roma;
nhưng chúng tôi thêm vài nhận xét vào các nhận xét của Paul Huvelin và của ông Girard về
nexum. 1) Bản thân từ này đến từ nectere [buộc, liên kết, nối kết] và, về từ sau, Festus đã giữ
được một trong các tư liệu hiếm hoi của các Đại tư tế (Pontite) còn được lưu truyền đến ngày
nay: Napturas stramentis nectilo [Napturas buộc lại bằng cọng rơm]. Hiển nhiên tư liệu ám
chỉ việc cấm kỵ sở hữu mà những cái nút làm bằng cọng rơm biểu thị. Vậy thì, bản thân đồ
vật tradita (được truyền lại) được đánh dấu và được buộc lại và mang theo mối ràng buộc này
khi đến với người nhận (accipiens). Như vậy, nó có thể ràng buộc người nhận. 2) Người trở
thành nexus [người mắc nợ] là người nhận (accipiens). Thế mà, lối nói long trọng về nexum
[vật thế chấp] giả định là nó đã được emptus (thường được dịch là được mua). Nhưng (xem
dưới đây) emptus thực sự có nghĩa là acceptus [được nhận]. Bản thân người đã nhận đồ vật
được sự cho mượn chấp nhận, còn hơn cả việc bị mua: bởi vì ông ta đã nhận đồ vật và bởi vì
ông ta đã nhận thỏi đồng mà sự cho mượn trao cho ông ta. Người ta đã thảo luận để biết là,
trong thao tác này, phải chăng có sự damnatio (buộc tội, lên án), sự mancipatio (chuyển
nhượng), v.v. Không lấy lập trường về vấn đề này, chúng tôi tin rằng tất cả các từ này là tương
đối đồng nghĩa (xem thêm các thành ngữ nexo mancipioque, emitmancipioque accepit của các
minh văn (bán nô lệ). Và không có gì đơn giản hơn sự đồng nghĩa này, vì chỉ riêng việc đã
chấp nhận cái gì đó của ai biến anh thành người thọ ơn của người này: damnatus [bị kết án],
emptus [bị mua], nexux [bị ràng buộc]. 3) Đối với chúng tôi, dường như những chuyên gia về
luật Roma và ngay cả Huvelin đã đều không chú ý đúng mức đến một chi tiết của sự tôn trọng
quy tắc thái quá của nexum, số phận của thỏi đồng thau, tức của aes nexum được Festus bàn
đến rất nhiều. Thỏi đồng thau đó, khi hình thành nexum, được người tradens [người sở hữu]
trao cho người accipiens [người nhận]. Nhưng, khi người này được giải phóng không những
anh ta hoàn thành cung ứng đã hứa giao đồ vật hay giá tiền, mà nhất là trả lại cũng bằng đồng
thau cho người cho vay, người bán, v.v., với cùng cái cân và trước cùng những người đã làm
chứng. Khi đó, đến lượt mình, anh ta mua và nhận. Gaius [luật gia Roma, sống vào thế kỷ II,
tác giả của Institutes] (III, 174) miêu tả rất rõ cho chúng ta nghi lễ về việc chi trả (solutio)
nexum (xem thêm Girard, sđd, tr. 501, 751). Trong một bán bằng tiền mặt, có thể nói là hai
hành động xảy ra cùng lúc, hay cách nhau rất ngắn về thời gian, hai biểu tượng xuất hiện ít