lại, sự phân chia cũng được tìm thấy trong tiếng Osque [ngôn ngữ Ấn-Âu, gần với tiếng Latin,
thời xưa được nói ở miền Nam của nước Ý, - ND] ở cụm từ famelo in eituo (xem Lex Bantia
[Luật Bantia, 183-103 trước CN; Bantia là một địa danh ở miền Nam của Ý vào thời cổ đại, -
ND], I, 13).
Đó là giải thích của chính các luật gia cổ như Cicéron [tức Marcus Tullius Cicero],
De Oratore [Về nghệ thuật hùng biện], II, 183, Rei omnes quorum de re disceptatur; trong
tâm trí họ res luôn có nghĩa là “vụ kiện”. Nhưng giải thích đó có cái tốt là giữ được ký ức về
thời Mười hai Bảng, II, 2: vào thời này, reus không những chỉ người bị cáo mà cả hai bên
nguyên và bị cáo trong mọi vụ kiện, tức là cả actor [nguyên cáo] và reus [bị cáo] của các thủ
tục tố tụng gần đây. Khi bình luận luật Mười hai Bảng, Festus [tức Sextus Pompeius Festus,
nhà ngữ pháp Latin sống vào khoảng cuối thế kỷ II sau CN - ND] đã trích hai nhà luật học rất
xa xưa người Roma về chủ đề này. Cả hai bên nguyên cáo và bị cáo đều bị vụ kiện ràng buộc.
Ta có thể giả định cả hai đều bị đồ vật ràng buộc trước đó.
Khái niệm reus, trách nhiệm đối với một đồ vật, bị đồ vật làm cho phải chịu trách
nhiệm, còn rất quen thuộc đối với các luật gia Roma rất cổ mà Festus trích dẫn, “reus
stipulando estidem qui stipulator dicitur,... reus promitiendo qui suo nomine alteri quid
promisit” ... Festus nhắc đến sự đổi nghĩa của các từ này trong hệ thống bảo lãnh mà người ta
gọi là sự liên đới giữa chủ nợ và con nợ (corréalité); nhưng các tác giả cổ nói đến điều khác.
Hơn nữa, “corréalité” đã giữ được nghĩa về mối liên hệ không thể chia lìa ràng buộc cá nhân
với đồ vật, trong trường hợp này, tức với vụ kiện và cùng với cá nhân, ràng buộc cả các “bạn
bè và bà con” liên đới của cá nhân.
Các nhà nghiên cứu về Roma dường như đặt vào thời quá xưa sự phân biệt giữa
mancipatio và emptio vendito. Vào thời luật Mười hai Bảng và chắc sau đó rất lâu, dường như
chưa có những hợp đồng bán thuần túy có tính ưng thuận, như về sau vào thời Q.M Scoevola
[nhà luật học Roma sống vào nửa sau thế kỷ II và đầu thế kỷ I trước CN]. Luật Mười hai Bảng
dùng từ venum duuit chỉ để chỉ sự bán long trọng nhất mà người ta có thể làm và nó chỉ có thể
thực hiện bằng sự mancipatio [chuyển nhượng long trọng] do một người con trai làm. Mặt
khác, ít ra đối với các vật mancipi [chuyển nhượng], vào thời này sự bán hoàn toàn chỉ được
thực hiện, như là hợp đồng, bằng sự mancipatio; như vậy các từ này là đồng nghĩa. Các nhà
văn thuộc thời cổ đại đều giữ kỷ niệm về sự lẫn lộn này. Xem Pomponius, Digeste, XL, VII,
de statuliberis. Trái lại, từ mancipatio đã chỉ, trong một thời gian dài các hành động thuần túy