LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 269

(i)

Chúng ta biết được luật Ấn Độ cổ nhờ hai loạt tư liệu được viết khá trễ so với các

thư tịch khác. Loạt cổ nhất gồm các Dharmasutra mà Buhler cho là có trước đạo Phật (xem

Sacred Laws [Luật lệ thiêng liêng] trong Sacred Books of the East [Sách thiêng liêng của

phương Đông], phần dẫn nhập). Nhưng không chắc là một số sutra [kinh điển] này không

xuất hiện sau đạo Phật. Dù thế nào đi nữa, chúng thuộc vào cái mà người Ấn Độ gọi là çruti,

tức là Thiên khải (Révélation). Loạt kia được gọi là Smrti, tức là Truyền thống, hay

Dharmaçastra, tức là Sách về Luật pháp (dharma) mà phần chính là bộ luật Manu nổi tiếng:

bộ luật này xuất hiện trễ hơn các sutra một chút thôi.

Tuy nhiên chúng tôi sử dụng nhiều hơn một tư liệu sử thi dài; trong truyền thống Bà la

môn, sử thi này có giá trị của một smrti và của castra (truyền thống và luật được dạy).

Anuçasanaparvan (cuốn XIII của Mahabharata [cuốn sử thi lớn của Ấn Độ gồm hơn 250.000

câu, kể lại các kỳ công của vua Bharata và các hậu duệ của ông - ND]) nói về đạo đức biếu

tặng rõ hơn các sách về luật rất nhiều. Mặt khác, nó có giá trị ngang với các sách về luật mà

nó có cùng cảm hứng. Đặc biệt, dường như nó được soạn thảo trên cùng cơ sở với bản thân bộ

luật Manu (xem Bülher, The Law of Manu [Luật Manu], trong Sacred Books of the East, tr.

LXX và tt). Vả lại, ta có thể nói rằng Anuçansanaparvan và bộ luật Manu trích dẫn lẫn nhau.

Dù thế nào đi nữa, bộ luật Manu là vô giá. Nó là một cuốn sách vĩ đại thuộc vào một sử

thi vĩ đại về biếu tặng, tức bộ dana-dharmakathanam, mà nó chiếm đến một phần ba, bộ

Manu gồm hơn bốn mươi “bài học”. Hơn nữa, nó được dân Ấn Độ vô cùng ưa thích. Thơ ca

kể lại rằng bộ luật này đã được Bhisma, vị vua-thiên nhãn, nằm trên giường làm bằng các mũi

tên, đọc một cách bi thảm trước khi qua đời cho Yudhisthira, vị vua vĩ đại, hiện thân của

Dharma (Luật pháp).

(i)

Rõ ràng, nếu không phải các quy tắc, thì ít ra sự soạn thảo các çastra và các sử thi

đã được thực hiện sau khi có sự chống lại đạo Phật mà chúng nói đến. Điều đó là chắc chắn

đối với Anuçasanaparvan vì nó nhiều lần nhắc đến đạo Phật (đặc biệt nên xem Adhyaya, 120).

Do các bản viết cuối còng có thể là rất trễ, ta có thể tìm thấy một ám chỉ đến cả đạo Kitô, cụ

thể là lý thuyết về biếu tặng trong cùng một parvan (adhyaya 114, câu thơ 10) trong đó Vyasa:

“Đó là luật được dạy với sự tinh tế (nipunesa ở Calcutta) (naipunena ở Bombay), “nó không

được làm cho người khác điều trái với bản ngã của nó, đó là dharma (pháp) được tóm tắt”

(câu thơ 5673). Nhưng, mặt khác, cũng có thể là những người Bà la môn, vốn hay tạo ra các

“công thức” và các câu cách ngôn, tự họ đã tạo ra điều đó. Thực ra, câu thơ trước đó (câu thơ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.